Đời sống xã hội

Hiện thực hóa mục tiêu đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố

Trung Quân 02/12/2023 09:32

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 535/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính khoảng nửa năm 2023 thiên tai đã khiến 33 người chết, mất tích và 147 nhà sập đổ, 16 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; 120 trận giông lốc, sét, mưa đá; 2 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển; 129 trận động đất và 187 vụ sạt lở, triều cường. Ảnh hưởng mà thiên tai đã gây ra vô cùng nghiêm trọng, nhiều thiệt hại lớn về người và của. Trong đó 33 người chết, mất tích; 147 nhà sập đổ, 7.649 nhà hư hỏng, 36.470 ha lúa, hoa màu và 745 ha cây trồng khác ngập úng, thiệt hại, 41 con gia súc, 5.325 con gia cầm bị chết. Bên cạnh đó mưa bão đã làm cho 20 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng, 17 ha diện tích nuôi trồng bị thiệt hại, 4,85 km đê, kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng, 1,77 km đường giao thông bị hư hỏng.

Từng bước đưa đề án đi vào thực tiễn

Từ những thực trạng hiện nay công tác ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia rộng rãi, tích cực của nhân dân, có xét đến yếu tố vùng, miền, được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở; Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các cấp, các ngành, địa phương nhằm xử lý mọi tình huống kịp thời và hiệu quả.

31.jpg
Ảnh minh họa

Nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN là biện pháp quan trọng để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai gây ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ ƯPSCTT và TKCN cho cộng đồng; Tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; Từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án, đến năm 2045 hoàn thành Đề án.

Đề án phấn đấu đến năm 2030 phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra; hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống ƯPSCTT và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra; tăng cường trang bị phương tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; Rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN; Chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN.

Sau năm 2030, định hướng đến năm 2045, Đề án phấn đấu xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong nước và tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc tế; Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

1-2-.jpg
Ảnh minh họa

Giải pháp đưa đề án hoạt động hiệu quả, nhanh nhất

Để hiện thực hóa mục tiêu, Đề án đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính sách trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện chuyên dụng cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN; Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế cho 5 đội do Bộ Quốc phòng quản lý; Tăng cường năng lực cho các lực lượng tại chỗ; Nâng cao năng lực tuyên truyền, dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch; Tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia.

Việc thực hiện điều chỉnh, xây dựng, ban hành quy định, chính sách về tổ chức, bảo đảm hoạt động ƯPSCTT và TKCN; Chính sách xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ƯPSCTT và TKCN; Hoàn thiện quy chế quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa đảm bảo cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN.

Xây dựng các trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển đảo, lòng hồ thủy điện lớn và Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực quần đảo Trường Sa; Tăng cường huấn luyện, diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xảy ra trên địa bàn; Vận hành cơ chế chỉ huy - điều hành ở các cấp, kết hợp sử dụng trang thiết bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp cũng như các lực lượng thuộc bộ, ngành, địa phương.

Góp phần thực hiện Đề án hiệu quả Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bảo đảm thông tin liên lạc; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng của các cấp chính quyền và người dân trong việc ƯPSCTT và TKCN và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong công tác ƯPSCTT và TKCN. Đề án đã tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; Từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Giáo sư người Việt làm tổng biên tập tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
    GS Dương Quang Trung là người Việt đầu tiên được Hiệp hội Điện, Điện tử quốc tế (IEEE) bổ nhiệm tổng biên tập một tạp chí khoa học uy tín bậc nhất.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
Hiện thực hóa mục tiêu đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO