Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics: 15% doanh nghiệp mất 50% doanh thu, 50% doanh nghiệp giảm mạnh số lượng dịch vụ so với cùng kỳ

Hoàng An| 09/04/2020 17:16
Theo dõi ICTVietnam trên

."Các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện các hoạt động kinh doanh, tận dụng sự mở cửa hạn chế của nước bạn để duy trì hoạt động trong khi có nước láng giềng chưa cấm xe tải vận chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất và chống dịch" - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam VLA nói với Trí Thức Trẻ.

Theo báo cáo của VLA, với tác động của dịch Covid-19, khoảng 15% doanh nghiệp giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ hậu cần trong nước và quốc tế từ 10-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics: 15% doanh nghiệp mất 50% doanh thu, 50% doanh nghiệp giảm mạnh số lượng dịch vụ so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Phía Hiệp hội cho hay, do nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải logistics. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng bị giảm nguồn thu đáng kể đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ các nước có dịch.

Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay các doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại vực châu Á và một số khu vực khác, gây ra tình trạng sản xuất dư thừa, không xuất khẩu được.

Thời kỳ đầu chống dịch, các hoạt động logistics như vận tải giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở. Dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng. Cửa khẩu Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay do ảnh hưởng dịch nên phát sinh lưu xe, việc xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu trở nên phức tạp và mất thời gian hơn.

Từ đó, dẫn đến tình trạng hàng hóa dễ hư hỏng bị giảm chất lượng, lái xe không muốn bị rắc rối, chậm trễ nên thường từ chối vận chuyển, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Một số vấn đề phát sinh khác như một số khách hàng Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ cho chủ hàng, nhà cung cấp Việt Nam kéo theo việc chủ hàng chậm thanh toán cho doanh nghiệp logistics.

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics: 15% doanh nghiệp mất 50% doanh thu, 50% doanh nghiệp giảm mạnh số lượng dịch vụ so với cùng kỳ - Ảnh 2.

Hiệp hội cho biết, nhờ có nỗ lực của các Bộ, ngành và các doanh nghiêp, ngành logistics đã tìm cách giải phóng hàng hóa ở các cửa khẩu, kể cả vận chuyển bằng tàu hỏa. 

"So với thời kỳ đầu chống dịch, đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn ách tắc. Ngoài ra do việc tăng cường chống dịch triệt để, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chưa thông suốt phù hợp với yêu cầu của Chỉ thị ở một số địa phương nên việc vận chuyển hàng hóa bằng xe vận tải trong mấy ngày qua còn gặp khó khăn ở một số chốt nhất định, ảnh hưởng lớn đến hoạt động logistics của doanh nghiệp" - theo đại diện Hiệp hội.

"Các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện các hoạt động kinh doanh, tận dụng sự mở cửa hạn chế của nước bạn để duy trì hoạt động trong khi có nước láng giềng chưa cấm xe tải vận chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất và chống dịch" - đại diện VLA nói với Trí Thức Trẻ.

Trước những diễn biến phức tạp như hiện nay, VLA đã tổng hợp và đưa ra một số các kiến nghị, đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp logistics, cũng như duy trì phát triển nền kinh tế - xã hội. Cụ thể như giãn, hoãn, đề xuất miễn, giảm có thời hạn các khoản thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp ở những ngành, lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng (thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, phí BHXN).

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics: 15% doanh nghiệp mất 50% doanh thu, 50% doanh nghiệp giảm mạnh số lượng dịch vụ so với cùng kỳ - Ảnh 3.

Hiệp hội cũng chia sẻ, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): do tồn ứ hàng thủy sản xuất  khẩu nên năng lực kho lạnh hiện có không đáp ứng đủ nhu cầu cho nên VASEP đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có giải pháp hỗ trợ lãi suất các khoản vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh tồn trữ. 

Hiện nay, giá điện cho các kho lạnh cao hơn từ 25-30% giá điện sản xuất cho nên làm cho chi phí logistics bảo quản hàng đông lạnh cao, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Trong điều kiện này, Hiệp hội mong muốn Chính phủ xem xét giảm giá điện dùng cho kho lạnh vì đây là khâu kéo dài của việc sản xuất hàng thủy sản đông lạnh trong dây chuyền xuất khẩu hàng hóa này.

Song, với các biện pháp miễn giảm, hoãn thuế Chính phủ vừa đưa ra, Hiệp hội cho biết doanh nghiệp logistics sẽ thuộc đối tượng áp dụng: "Vận tải đường sắt; vận tải hành khách bằng xe buýt; vận tải đường bộ khác; vận tải đường thủy; vận tải hàng không; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải;"

"Là công dân và doanh nghiệp Việt Nam, phải thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cho dù có nhiều khó khăn cho việc kinh doanh của doanh nghiệp" - đại diện Hiệp hội khẳng định.

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics: 15% doanh nghiệp mất 50% doanh thu, 50% doanh nghiệp giảm mạnh số lượng dịch vụ so với cùng kỳ - Ảnh 5.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics: 15% doanh nghiệp mất 50% doanh thu, 50% doanh nghiệp giảm mạnh số lượng dịch vụ so với cùng kỳ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO