Học online, trẻ thức đến 1h sáng làm bài

Nguyễn Sương| 21/12/2021 20:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Lịch học thêm online được sắp xếp linh động, kéo dài từ chiều đến tối khiến không ít học sinh, đặc biệt những em cuối cấp, phải thức đến 1h sáng để hoàn thành bài vở.

Kết thúc mỗi buổi học, cô Hồng Ngọc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều nhắc nhở học trò ngủ sớm nhằm đảm bảo sức khỏe. Nhưng khoảng 23-23h30, cô lại phải để ý xem em nào còn online để “khua” đi ngủ. Giờ đó, nhiều em vẫn trốn bố mẹ, cố thức làm cho xong bài tập.

“Là giáo viên dạy Tiếng Anh luyện thi vào lớp 10 được 13 năm, tôi thấy năm nay, các con học căng thẳng nhất vì tần suất học online liên tục, bài vở quá nhiều. Nhưng học sinh học nhiều như vậy vẫn không hiệu quả”, cô Hồng Ngọc, chủ page Ôn thi tiếng Anh vào lớp 10 trường chuyên, chia sẻ.

Học online, trẻ thức đến 1h sáng làm bài - Ảnh 1.

Trong 13 năm ôn thi cho học sinh thi vào lớp 10, cô Hồng Ngọc thấy năm nay, học sinh học hành vất vả nhất. Ảnh: H.N.

Thức đến 1h sáng làm bài

Cô Hồng Ngọc cho hay theo những gì cô quan sát được từ đầu năm học đến nay, việc thức khuya học bài là tình trạng chung của học sinh lớp 8, lớp 9 ở Hà Nội.

Học online, các em có thời gian biểu căng thẳng khi học liên tục cả sáng (trung bình khoảng 7h30-11h45), chiều (13h-16h30 hoặc 17h). Thậm chí, học sinh lớp 9 còn tăng cường tiết học buổi tối môn Toán, Văn với giáo viên trên trường trong khoảng thời gian 19h-21h, cá biệt 20h-22h. Trong thời gian này, bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ thường xuyên bị xếp vào buổi tối, từ 19h30 đến 20h hoặc 21h30.

“Với cường độ học như thế, thức khuya để làm bài tập, học bài nhằm đáp ứng các môn học ngày hôm sau là chuyện đương nhiên. Đấy là chưa kể bài tập lớp học thêm, thời gian học thêm…”, cô Hồng Ngọc nói.

Con thức quá khuya cũng là nỗi lo của nhiều phụ huynh. Chị K.T.H. (quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay 2 con học cuối cấp (lớp 9 và lớp 12) đều có lịch học căng thẳng.

Cậu con trai lớp 12 thường thức dậy từ 6h30, hôm nào đến trường thì từ 6h, để kịp ăn uống, chuẩn bị cho ca học sáng. Ngoài chương trình chính khóa, con học thêm Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh với lịch học lộn xộn, khó nhớ, có hôm từ 17h30 đến 19h30, hôm lại từ 18h30 đến 20h30.

Chủ nhật, con học thêm Tiếng Anh. Vì học online, giáo viên linh động hơn trong các xếp lịch dẫn đến khung giờ học phong phú. Ngoài học ở lớp, học thêm, con còn dành thời gian làm bài.

Lịch học của con gái lớp 9 còn căng thẳng hơn vì con đặt mục tiêu thi vào trường chuyên. Sáng, học chính khóa, chiều, học thêm, ôn luyện lớp chọn, nhóm học sinh giỏi của trường, cuối tuần, con cũng không nghỉ vì tham gia lớp học sinh giỏi của quận.

Hai con gần như không có thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, chỉ thỉnh thoảng tranh thủ chơi game hoặc nhắn tin cho bạn bè. Khoảng 24h, chị lại giục con đi ngủ nhưng phần lớn, con phải thức đến 1h để hoàn thành việc học rồi ngủ tầm 5 tiếng trước khi bắt đầu ngày mới với lịch học như vậy.

Tương tự, con trai đang học lớp 7 của chị Thanh Linh (Nam Từ Liêm) thường xuyên phải thức khuya học bài. Một ngày học của con bắt đầu từ 7h30. Đến 11h hoặc 11h45, con kết thúc chương trình ở trường.

Sang buổi chiều, con tham gia câu lạc bộ (phụ huynh xin mở để con có không gian giao lưu trong dịch). Lịch học không căng thẳng nhưng do học trực tuyến, con có nhiều bài tập, từ bài tập nhóm đến làm Powerpoint, thời gian con ngồi trước máy tính, điện thoại vẫn rất nhiều.

Đến khoảng 23h30, con mới đi ngủ. Lượng bài tập nhiều, nhiều lúc, con không hoàn thành nên thấy nản, người phờ phạc.

Trong khi đó, cậu em học lớp 2 bài vở không nhiều song chểnh mảng, người lớn kèm cặp vẫn thiếu tập trung dẫn tới kéo dài thời gian học.

Chị Yến Lan, một phụ huynh khác ở Hà Nội, cũng lo lắng khi con (lớp 9) học ngày 3 ca, gần như liên tục từ 7h30 đến 21h rồi lại tự học đến tận đêm khuya.

Năm cuối cấp, ngoài học chương trình ở trường, con học thêm Toán và Tiếng Anh, học cả vào cuối tuần. Điều đáng nói, dù bỏ nhiều thời gian, công sức, con học không hiệu quả.

Lo lắng hệ quả nếu trẻ học online lâu ngày

Khi con đứng trước kỳ thi quan trọng, nhiều phụ huynh chấp nhận để con thức khuya học bài vì trong năm cuối cấp, lại học bằng hình thức online, việc học chắc chắn không thể nhẹ nhàng.

Chị K.T.H. cho hay tình trạng con thức khuya dậy sớm kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay. Cũng may, con có mục tiêu, tự giác phấn đấu, thỉnh thoảng than phiền nhiều bài nhưng vẫn vui vẻ học hành.

Phụ huynh ngoài trả tiền học thêm, chăm lo bữa ăn, nhắc con đi ngủ cũng không làm được gì khác. Thậm chí, con gái học lớp 9 còn tâm sự thích học online hơn để trong năm cuối cấp, con giảm bớt thời gian đi lại, tập trung hoàn toàn vào học bài.

Đương nhiên, chị cũng lo lắng nhiều khi con ngủ ít, gần như không vận động, chỉ ngồi im trong phòng học bài. Trong khi nếu đến trường, con còn nửa tiếng đi bộ, đến lớp chạy nhảy, vận động, thể dục.

“Học online, con đỡ phải dậy sớm nhưng tiếp xúc màn hình máy tính cả ngày, tăng độ cận, phải thay lại kính. Con cũng ì ra, không phơi nắng, ngồi trong nhà suốt ngày. Cuối tuần, ba mẹ rủ đi chơi cũng không đi”, chị T.H. tâm sự.

Trong khi đó, tình trạng của con trai chị Thanh Linh nghiêm trọng hơn. Nữ phụ huynh cho hay do khối lượng bài vở nhiều, con gần như không muốn rời bàn học. Thỉnh thoảng, chị khuyến khích con ra hành lang đi bộ nhưng phần lớn thời gian, con nhốt mình trong phòng.

Sau khoảng thời gian dài học online, con cặm cụi trước máy tính, mắt mỏi, tăng độ cận, người ì ạch, không thích nói chuyện với ai, kể cả bố mẹ. Tính tình trở nên cáu bẳn, hai anh em dễ nổi khùng với nhau.

Vì vậy, chị Thanh Linh hy vọng dịch bệnh sớm ổn định, con sớm được tiêm 2 mũi vaccine để có thể đến trường, chấm dứt chuỗi ngày học online căng thẳng, mệt mỏi, kém hiệu quả.

Đây cũng là mong muốn của cô Hồng Ngọc. Cô cho rằng nếu được học trực tiếp, tình trạng trẻ thức khuya dậy sớm sẽ đỡ hơn. Các năm trước, khi trường học còn mở cửa, học sinh không vất vả như hiện nay.

Ngoài ra, nếu cô trò tương tác trực tiếp, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Bài kiểm tra, bài tập được giải quyết ngay trên lớp, giúp các em giảm bớt thời gian học ở nhà.

Trong khi đó, với hình thức online và lịch học dày đặc như của nhiều em, cô Ngọc e sợ việc học không hiệu quả. Hình thức học cũng nhiều hạn chế, tác động xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần.

Ở lứa tuổi 13-15, đang phát triển tâm sinh lý, các em chịu hạn chế về mặt tương tác trực tiếp lại tiếp xúc với màn hình máy tính cả ngày, ảnh hưởng xấu lên thị lực, tính cách.

“Học online, phần lớn thời gian, học sinh tắt mic, tập trung nhìn màn hình, nghe giáo viên giảng. Như vậy, các con làm gì có thời gian để bộc lộ cảm xúc nữa. Lâu dần, tôi sợ sẽ có hệ lụy”, cô Hồng Ngọc lo ngại.

Tuy nhiên, cô thừa nhận tình trạng trẻ phải thức khuya dậy sớm khi học trực tuyến rất khó thay đổi vì giáo viên cũng phải đáp ứng việc dạy học theo quy định về chương trình của bộ, sở.

Vì vậy, cô hy vọng học trò cố gắng học trọng tâm, tập trung để nắm được bản chất vấn đề, ghi nhớ bài học một cách khoa học vì các nội dung được dạy trong môn học thực chất đều liên quan đến nhau, cái này là nền tảng của cái kia. Học tốt nội dung này sẽ hiểu được các nội dung sau đó.

Bên cạnh đó, trẻ nên dành thời gian trong ngày để vui chơi, thư giãn với hoạt động phù hợp như tập thể dục đơn giản giữa giờ học, luyện các bài cơ mắt, hít thở, chỉ dành thời gian nhỏ, nhất định trong ngày để chơi game, lướt mạng xã hội, để mắt, đầu óc nghỉ ngơi khỏi màn hình máy tính.

“Đặc biệt, trẻ cần ăn uống đủ chất, cố gắng ngủ sớm, dậy sớm để học bài thay vì thức khuya dậy muộn. Như vậy, các con đảm bảo sức khỏe để có thể đi đường dài, nhất là học sinh lớp 9 vì các con có kỳ thi chuyển cấp rất quan trọng vào tháng 6 năm sau”, cô Hồng Ngọc nhắn nhủ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
Học online, trẻ thức đến 1h sáng làm bài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO