Nhằm tối ưu trải nghiệm học tập trực tuyến cho gần 30.000 học viên, FUNiX vừa hợp tác Công ty CP EWAY, triển khai ứng dụng giải pháp xác thực khuôn mặt trên nền tảng công nghệ xác thực sinh trắc học.
Theo các chuyên gia, dịch COVID-19 là một cú hích tạo thói quen sử dụng các công cụ trực tuyến cho học sinh, thầy cô giáo. Để khi trở lại lớp học trong giai đoạn sắp tới, công nghệ sẽ được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, các thầy cô cần thay đổi tư duy và trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng mới, để tạo ra sự tương tác và tăng hiệu quả học tập.
Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam, giai đoạn 2 tuyến cáp quang biển cùng gặp sự cố là dịp để các doanh nghiệp trong nước với các nền tảng Make in Vietnam, tái khởi động nỗ lực gia nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường học trực tuyến.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, ĐBQH Quảng Bình- Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Quốc hội cho rằng, việc dạy, học trực tuyến sẽ là một cấu phần quan trọng trong hoạt động của ngành giáo dục, vì thế cần có giải pháp mang tính chiến lược.
Giáo dục cần phải thay đổi và đột phá hơn. Đây không phải chỉ là yêu cầu để ứng phó với những tác động của giãn cách, dịch bệnh, mà còn là yêu cầu có tính tất yếu trong dòng chảy của sự phát triển không ngừng.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: Hãy hình dung liên tiếp vài tháng hay nửa năm con trẻ không được thụ hưởng các tác động giáo dục hệ thống, có đáng lo và đáng trăn trở?
Việc học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, làm giảm sự tập trung… và sẽ tạo ra những lỗ hổng kiến thức nhất định. Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục thì có thể giải quyết được những vấn đề này khi học trực tuyến (online).
Hãy chấp nhận những khó khăn trước mắt của việc học trực tuyến. Hãy tin rằng nhờ thời gian học trực tuyến này, lứa học sinh hiện tại sẽ có những kỹ năng và cơ hội mà những thế hệ khác khó mà có được.
Theo các chuyên gia, công nghệ AR/VR sẽ giúp việc xây dựng bài giảng trực tuyến trở nên sống động hơn, giống như "cánh của thần kỳ" của Doraemon, có thể đưa học sinh đến bất kì đâu, mở ra cách tiếp cận mới cho việc học online. Tuy nhiên, nó cũng có những "điểm trừ" nhất định và nên có sự cân bằng giữa học online và học trực tiếp.
Từ 26/09 đến 17/10, chuỗi sự kiện “TechForStudy - Giải quyết các nhức nhối trong học online” nhằm mang tới góc nhìn toàn diện về các giải pháp mà công nghệ mới và phong cách giảng dạy mới có thể mang lại, giúp xử lý các vấn đề nhức nhối của việc dạy và học trực tuyến tại Việt Nam trong và sau Covid-19.
Trong tình hình bất khả kháng, giáo viên và phụ huynh ở các địa phương đang phải dạy học trực tuyến đều có những phương thức và mong muốn để trẻ ở những lớp học nhỏ nhất có thể có những buổi "lên lớp" hiệu quả nhất.
"Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".
UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn gửi sở GD&ĐT về việc nghiên cứu đề xuất phương án khai giảng và dạy học online trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.