Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh 2017

Đăng Quân| 26/10/2017 15:43
Theo dõi ICTVietnam trên

10, Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh 2017 (Smart City 2017) đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Đây là sự kiện do UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại dương (ASOCIO) tổ chức, nhằm mục đích chia sẻ tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh; đưa ra những chiến lược, giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh dựa trên các nền tảng công nghệ tiên tiến.

Hội nghị đã thu hút hơn 550 đại biểu, trong đó có hơn 50 đại biểu quốc tế đến từ sáu quốc gia và nền kinh tế gồm: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Nga, Đài loan (Trung Quốc) và Thái-lan; lãnh đạo thành phố và các sở, ban, ngành đến từ 31 tỉnh, thành phố trên cả nước, cùng đông đảo chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT).

Ông David Wong, Chủ tịch ASOCIO, tổ chức CNTT lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và bà Yvonne Chiu, Chủ tịch WITSA, tổ chức CNTT lớn nhất toàn cầu đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Với thực trạng di dân từ nông thôn ra thành thị rất lớn như hiện nay, các nhà lãnh đạo thành phố không chỉ Việt Nam mà trên thế giới đang phải gấp rút tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những thách thức do áp lực tăng dân số mang lại, như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự bất ổn, yếu kém về cơ sở hạ tầng gây ra. Việc bảo đảm cung cấp dịch vụ công, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân cũng ngày một khó khăn và phức tạp.

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, xu hướng xây dựng đô thị thông minh đã trở thành phương thức phát triển tất yếu đối với các đô thị, nhất là những thành phố lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là với những thành phố có tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh như TP Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Dương Anh Đức đã trình bày chi tiết kế hoạch của phát triển Smart City tập trung trước mắt vào năm nội dung chính: Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; Xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Xây dựng Trung tâm điều hành; Thành lập Trung tâm An toàn an ninh thông tin và Đề xuất ra một khung công nghệ tổng quan làm nền tảng cho việc triển khai xây dựng đô thị thông minh.

Có bảy lĩnh vực được ưu tiên phát triển bao gồm: Cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử; Giao thông; Chống ngập; Môi trường; Y tế, dịch vụ sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm; An ninh trật tự an toàn xã hội; Chỉnh trang đô thị.

Với ba góc nhìn của lãnh đạo thành phố, các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp, nội dung của Hội nghị tập trung vào ba chuyên đề chính: Thành phố thông minh – Tầm nhìn của lãnh đạo các thành phố; Nền tảng internet vạn vật cho thành phố thông minh (IoT platform for Smart City) và Dịch vụ, giải pháp số của thành phố thông minh, với sự tham gia, phát biểu, chia sẻ của các diễn giả, khách mời uy tín trong nước và quốc tế.

Hội nghị đã nghe trình bày một loạt những giải pháp cho việc xây dựng và phát triển Smart City như: Khung tiêu chuẩn quốc gia TCVN cho đô thị thông minh, phát triển bền vững của Tổng cục Đo lường và Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Chỉ số đánh giá thành phố Thông minh của ASOCIO, giải pháp Chính phủ số của FPT IS, nền tảng IoT của HPE, giải pháp Smart City and IoT của Cisco, và Microsoft Aware. Về mặt thực tiễn, các đại biểu đã được nghe kinh nghiệm triển khai Smart City của Đại diện TP Singapore, Đài Bắc và Công viên phần mềm Quang Trung – một mô hình thành phố nhỏ trong lòng TP Hồ Chí Minh.

Tại hội nghị, Ban tổ chức có tiến hành khảo sát nhanh với hơn 150 đại biểu tham dự chương trình về các khó khăn và giải pháp khi xây dựng và phát triển thành phố thông minh. Các đại biểu cho rằng, bốn khó khăn lớn khi triển khai Smart City bao gồm: kinh phí quá lớn (64%), khả năng kết nối thông tin giữa các đơn vị (41%), Chính phủ chưa có chính sách, cơ chế khuyến khích (37%) và nguồn nhân lực còn hạn chế (32%) . Ba giải pháp được các đại biểu lựa chọn nhiều nhất để giải quyết các khó khăn này bao gồm: Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển (73%), cần tăng cường hợp tác công tư (42%) và tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn (38%).

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA trao Kỷ niệm chương cho Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.

Ban tổ chức kỳ vọng, từ những kinh nghiệm, giải pháp được chia sẻ tại Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh lần này sẽ tạo tiền đề để không chỉ TP Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế của cả nước, mà còn các tỉnh, thành phố trên cả nước có được cái nhìn tổng thể, rõ ràng, tìm kiếm được những phương thức, những giải pháp xây dựng đô thị thông minh thành công, phù hợp tình hình thực tế của từng địa phương, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Ông David Wong, Chủ tịch ASOCIO cho biết: “Thành phố Thông minh là một xu thế tất yếu với sự phát triển nhanh chóng của Chuyển đổi số dựa trên những xu hướng công nghệ như IoT, AI, big data… Nắm bắt được điều này, ASOCO đã thành lập Smart City Alliance – Một liên minh các thành phố thông minh, nhằm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, và hỗ trợ các thành phố xây dựng smart city thành công. VINASA là thành viên rất tích cực của Liên minh này. Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh tại TP Hồ Chí Minh năm nay là hoạt động lớn mở màn cho chuỗi các hội nghị về thành phố thông minh của ASOCIO và liên minh này trong thời gian tới”.

Cũng trong dịp này, VINASA cũng tổ chức Ngày CNTT Nhật Bản 2017 vào ngày 26-10 và trao danh hiệu 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2017 vào tối 25-10 cùng tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO