Hội nhập bằng công nghệ và chất lượng nhân lực trình độ cao

LB| 08/09/2016 15:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn mở ra thêm nhiều cơ hội với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp công nghệ nói riêng. Tuy nhiên, đi kèm đó là những thách thức về việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ cũng như phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.

Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, và trong những năm vừa rồi Việt Nam đã ký một loạt hiệp định thương mại tự do song phương với những nước như Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc và những hiệp định trong khuôn khổ ASEAN với Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, Nhật, v.v... Tính đến năm 2015, Việt Nam có quan hệ thương mại với 230 quốc gia, vùng lãnh thổ. 

Đặc biệt, hai hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam đã ký kết gần đây: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể coi là một bước ngoặt lớn cho công cuộc hội nhập. Trong đó, TPP được xem là hiệp định sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với kinh tế của Việt Nam.

Với những hiệp định này, một thị trường khổng lồ và nhiều hứa hẹn đã được mở ra cho Việt Nam. Thị trường này gồm 2 tỷ người tiêu thụ, GDP là 50.000 tỷ USD, chiếm 2/3 GDP thế giới và sức mua là trên 30.000 USD/đầu người, những con số trên chứng tỏ thị trường này rất tiềm năng, nhưng đòi hỏi của người tiêu dùng cũng rất cao và cạnh tranh trên thị trường cũng khốc liệt. Muốn tiếp cận thị trường này không những mặt hàng, hay dịch vụ của ta phải có chất lượng thực mà kỹ năng tiếp thị của ta cũng phải vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Đây cũng là đầu ra đầy hứa hẹn cho sản phẩm công nghệ, dù từ doanh nghiệp Việt Nam hay từ doanh nghiệp vốn nước ngoài, nhưng muốn thoát hàng rào hải quan, phải chứng minh là xuất xứ của nguyên vật liệu đầu vào là Việt Nam hay một quốc gia khác trong khối (TPP). Ngoài ra, như đã nói ở trên, sản phẩm công nghiệp phải có chất lượng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và tiếp thị một cách thông minh.

Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chúng ta đã thu hút nhiều công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mới mà trước đây ở Việt Nam chưa có. Trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường,… Đồng thời, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng thì sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ ngày càng cao hơn nữa. Áp lực để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với một giá cả hợp lý sẽ buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ.Trong khu vực Đông Nam Á, những nền kinh tế mới nổi như Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia… cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho. Thứ nhất, họ đều lấy công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển (đứng đầu là Singapore); Thứ hai, chú trọng giáo dục đào tạo, thực học, thực làm; Thứ ba là đều biết cách quảng bá cho hình ảnh quốc tế của mình theo những chuẩn mực và tập quán quốc tế.

Do đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam để tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập hiện nay, một thách thức lớn đặt ra đó là cần đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ cũng như phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Có như vậy, các doanh nghiệp này mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế với những hiệp định EVFTA, TPP và sự hình thành của Cộng đồng AEC mở cho Việt Nam những cơ hội phát triển rất lớn, nhưng nắm bắt những cơ hội này là một thách thức to lớn, đòi hỏi sự quyết tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp công nghệ nói riêng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Hội nhập bằng công nghệ và chất lượng nhân lực trình độ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO