Hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích

03/11/2015 20:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa

Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí tiền lương làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt dự toán giá của sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước (gọi tắt là sản phẩm, dịch vụ công ích) để đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc Danh mục A và Danh mục B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Căn cứ xác định chi phí tiền lương

Theo đó, tiền lương trong giá sản phẩm dịch vụ công ích được xác định căn cứ vào định mức lao động và tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Định mức lao động do Bộ, ngành, UBND tỉnh ban hành làm cơ sở để xác định tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích phải bảo đảm mức trung bình tiên tiến.

Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng; tiền lương của lao động quản lý được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Xác định tiền lương của các loại lao động

Trên cơ sở định mức lao động hiện hành, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi định mức lao động cho phù hợp, bổ sung và ban hành định mức lao động mới, bảo đảm mức trung bình tiên tiến làm cơ sở cho việc xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích.

Căn cứ khối lượng, yêu cầu công việc của sản phẩm, dịch vụ công ích và hệ thống định mức lao động đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung để xác định hao phí lao động tổng hợp cho sản phẩm, dịch vụ công ích và được quy đổi ra ngày công.

Trường hợp năm 2015 chưa hoàn thành việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung định mức lao động theo quy định trên thì định mức lao động để tính tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích năm 2015 không vượt quá mức đã tính trong giá sản phẩm dịch vụ công ích của năm 2014.

Thông tư nêu rõ, tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất; lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo công thức: Tiền lương của từng loại lao động tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích = Tổng số ngày công định mức lao động x {[ (Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo định mức kinh tế kỹ thuật Hệ số phụ cấp lương tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích ) x Mức lương cơ sở x (1 Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương) Tiền ăn giữa ca Các chế độ khác] : 26 ngày}

Tiền lương của lao động quản lý được xác định theo công thức sau: Tiền lương của lao động quản lý = Tổng số ngày công định mức lao động x [(mức lương cơ bản bình quân theo tháng tiền ăn giữa ca các chế độ khác) : 26 ngày].

Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích đặc thù hoặc sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện trên các địa bàn đòi hỏi chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích cao hơn mức quy định tại Thông tư này thì Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh xác định mức cụ thể, thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi quyết định để bảo đảm cân đối chung.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2015.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO