Hướng tới kỳ Đại hội Thể dục thể thao Thủ đô lần thứ X thành công

Đỗ Thêu| 06/10/2022 17:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại hội Thể dục thể thao Thủ đô lần thứ X thu hút 6.500 vận động viên (VĐV), đại diện 41 đoàn của 30 quận huyện, thị xã và các ngành đoàn thể thành phố tranh tài ở 25 môn thi đấu của Đại hội.

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), Đại hội Thể dục thể thao Thủ đô lần thứ X năm 2021-2022 là sự kiện đáng chú ý. Đây là dịp để tổng kết đánh giá chất lượng phong trào phát triển sự nghiệp thể dục thể thao ở từng cấp cơ sở, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, đến ngày 30/9/2022, 100% của 30 quận, huyện, thị xã, các đơn vị ngành, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang từ cơ sở đến Thành phố trên địa bàn Thủ đô đã đồng loạt tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ sở, trong đó có 579/579 xã, phường, thị trấn với 433.352 người tham gia. Số môn thi đấu cấp xã, phường: Bình quân từ 5-7 môn/xã; số môn thi đấu cấp quận, huyện, thị xã, sở ngành, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng nhân dân, trung bình thi đấu 12 môn/1 đơn vị; số người tham gia Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ sở thu hút trên 800.000 người tham gia.

Tham dự Đại hội cấp thành phố, có 6.500 VĐV đại diện 41 đoàn của 30 quận huyện, thị xã và các ngành đoàn thể thành phố tranh tài ở 25 môn thi đấu của Đại hội. Ban tổ chức trao 437 bộ huy chương trong Đại hội, theo các nhóm đối tượng thanh, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, công nhân viên chức lao động, lực lượng vũ trang, người cao tuổi. Đây là dịp để thể thao Thủ đô phát hiện, tuyển chọn, bổ sung những vận động viên trẻ ưu tú, xuất sắc tham gia tập huấn phục vụ lâu dài cho thể thao Thủ đô.

Lễ Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao Thủ đô lần thứ X diễn ra vào 20h00 ngày 07/10/2022 (thứ Sáu) tại Cung Điền kinh Hà Nội, đường Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tham gia Lễ Khai mạc Đại hội có khoảng 5.500 người, bao gồm: 1.500 lực lượng diễu hành của 41 khối (gồm 30 quận huyện, thị xã, 10 sở, ngành, tổ chức đoàn thể, hội quần chúng nhân dân) với 1000 vận động viên, diễn viên tham gia đồng diễn, thể thao - nghệ thuật và 3.000 khán giả dự khán tại Cung Điền kinh Hà Nội.

Lễ Khai mạc Đại hội là dịp biểu dương lực lượng của các đơn vị, nhằm cổ vũ động viên, huy động các ngành, các cấp và toàn xã hội cùng vào cuộc, để Thể dục thể thao Hà Nội tiếp tục phát triển bền vững từ thể dục thể thao quần chúng đến thể thao thành tích cao, qua đó khẳng định thể dục thể thao Thủ đô quyết tâm giữ vững và phát triển lên một tầm cao mới.

Hướng tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 diễn ra tại Quảng Ninh và 11 tỉnh, thành trên cả nước, thành phố Hà Nội được ban tổ chức quốc gia giao tổ chức 07 môn thi đấu gồm: Bóng đá Futsal nam; Vật; Judo; Billiards & Snooker; Bi sắt; Kurash; Bowling. Mục tiêu của thể thao thành tích cao Hà Nội, phấn đấu giữ vững vị trí nhất toàn đoàn./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Đừng bỏ lỡ
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
Hướng tới kỳ Đại hội Thể dục thể thao Thủ đô lần thứ X thành công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO