Theo đó, Nhóm nghiên cứu thông lượng cực cao (Extremely High Throughput Study Group) 802.11 xem xét các tính năng mới cho các băng tần từ 1 GHz đến 7,125 GHz, còn nhóm kia nghiên cứu các ứng dụng thời gian thực.
Theo trang web tiêu chuẩn của IEEE (standards.ieee.org), nhóm nghiên cứu này vừa tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Hawaii (Mỹ) để bắt đầu xác định các yêu cầu cho việc sửa đổi tiêu chuẩn IEEE 802.11 nhằm tăng thông lượng đỉnh hỗ trợ các ứng dụng như video qua mạng cục bộ không dây (WLAN), thực tế tăng cường (AR) và thực tại ảo (VR).
Chủ tịch của Nhóm nghiên cứu thông lượng cao IEEE 802.11 Michael Montemurro cho biết Nhóm này đang tìm kiếm hỗ trợ của các bên liên quan trong toàn bộ hệ sinh thái IEEE 802.11 để chia sẻ kinh nghiệm về chuẩn và nhu cầu về các tính năng như nhiều luồng không gian hơn (spatial streams), băng thông cao hơn, kỹ thuật đa điểm truy cập và chuyển mạch nhiều băng tần.
"Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra định nghĩa rõ ràng các yêu cầu quan trọng nhất cần được giải quyết trong việc xây dựng một bản sửa đổi khả thi đối với chuẩn cơ bản IEEE 802.11 trong tương lai".
Trong khi đó, Nhóm nghiên cứu về các ứng dụng thời gian thực (Real Time Applications Topic Interest Group) 802.11 của IEEE là nhóm định lượng các vấn đề về độ trễ và độ ổn định của các ứng dụng như điện thoại di động và trò chơi nhiều người chơi, robot và tự động hóa công nghiệp. Nhóm này cho biết là nhóm đang làm việc để ghi lại các mô hình sử dụng và các số liệu cần thiết.
Allan Jones, Chủ tịch của Nhóm nghiên cứu về các ứng dụng thời gian thực 802.11, cho biết game nhập vai rất nhạy cảm với độ trễ và yêu cầu quay vòng nhanh đối với các gói để người dùng tận hưởng trải nghiệm chất lượng cao.
Trễ, Jitter, mất gói tin và những gì đang xảy ra trên toàn mạng có thể có tác động lớn đến các ứng dụng thời gian thực, có thể chỉ yêu cầu băng thông vừa phải nhưng có độ dung sai rất thấp cho độ trễ. "Những gì Nhóm đang cố gắng nghiên cứu là xác định cụ thể hơn những yêu cầu cho loại ứng dụng cụ thể, hướng tới mục tiêu hình đổi mới IEEE 802.11", Allan Jones cho hay.
Nỗ lực của các nhóm diễn ra khi Liên minh Wi-Fi vừa giới thiệu cách đặt tên mới, dễ hiểu hơn cho chuẩn WiFi dựa trên công nghệ 802.11. Cách đặt tên Wi-Fi 6 sẽ được áp dụng cho bất cứ thứ gì dựa trên thế hệ công nghệ mới nhất, 802.11ax. Wi-Fi 5 được sử dụng để xác định các thiết bị hỗ trợ công nghệ 802.11ac, trong khi Wi-Fi 4 xác định các thiết bị hỗ trợ công nghệ 802.11n.
Theo một báo cáo mới được Liên minh Wi-Fi phát hành, giá trị kinh tế toàn cầu của Wi-Fi sẽ đạt mức mức 1,96 nghìn tỷ USD, và dự kiến sẽ vượt qua 3,47 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Tại Mỹ, Wi-Fi đóng góp 499 tỷ USD vào giá trị kinh tế và dự kiến đạt 993 tỷ USD vào năm 2023.