Mục tiêu tổngquát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liênchính phủ ở mức sâu rộng và nhiều ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiếnchương ASEAN.Cộng đồng đượchình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tếvà Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN(ASPC)
Mục tiêu của ASPC
Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu tạo dựng một môi trường hòabình và an ninh cho phát triển ở khu vực ĐNA thông qua việc nâng hợp tác chínhtrị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của cácđối tác bên ngoài; và không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
Cộngđồng Chính trị-An ninh sẽ giúp tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, an ninhvà hợp tác, phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế, đóng góp chothịnh vượng chung của khu vực, thông qua việc tăng cường hợp tác chính trị, anninh, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các nước ASEAN và hỗ trợ của cácnước đối tác bên ngoài Hiệp hội.
Nộidung xây dựng Cộng đồng ASPC
TheoKế hoạch tổng thể thực hiện APSC (thông qua tháng 3/2009), Cộng đồng Chính trị-Anninh ASEAN, khi hoàn thành, sẽ gồm 3 đặc điểm chính:
- Một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ trên cơ sởcác giá trị và chuẩn mực chung;
- Một Khu vực gắn kết, hòa bình, ổn định và tựcường, chia sẻ tránh nhiệm vì một nền an ninh toàn diện;
- Một khu vực năng động, rộng mở với bên ngoàitrong một khu vực ngày càng liên kết chặt chẽ và tùy thuộc lẫn nhau.
Cáclĩnh vực hợp tác
(i) Hợp tác chính trị: vớicác nội dung chính là tăng cường giao lưu, trao đổi thông tin giữa nhân dân cácnước, nâng cao hiểu biết về lịch sử, xã hội, thể chế chính trị của từng nướcASEAN, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản trị tốt, bảo vệ và thúc đẩy quyềncon người, thực hành dân chủ và phòng chống tham nhũng.
(ii)Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực: củng cố và phát huy cáccông cụ chính trị như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ướcKhu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử củacác bên ở Biển Đông (DOC) và các văn kiện then chốt khác.
(iii)Ngăn ngừa xung đột và xây dựng lòng tin: tăng cường hợp tác giữacác nước ASEAN và với các đối tác bên ngoài trong những lĩnh vực: xây dựng lòngtin; nâng cao minh bạch và chia sẻ thông tin về chính sách an ninh-quốc phòng;đẩy mạnh tiến trình ARF; bảo đảm cam kết tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổvà thống nhất của các nước thành viên; và tạo khuôn khổ cho hợp tác giữa các lựclượng quốc phòng, an ninh của các nước ASEAN.
(iv)Giải quyết hòa bình xung đột và tranh chấp: tiếp tục củng cốcác công cụ, khuôn khổ chính trị ở khu vực, trong đó có Hiệp ước TAC, để bảo đảmmọi tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên, cũng như giữa các nước thànhviên với bên ngoài, phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình; đồng thờităng cường hợp tác, nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm hòa bình, quản lý xungđột ở khu vực.
(v)Kiến tạo hòa bình sau xung đột: đây là lĩnh vực hợp tácmới, với các nội dung như tăng cường cứu trợ nhân đạo cho người dân vùng cóxung đột, giúp phát triển nguồn nhân lực tại các khu vực xung đột, hợp tác vềhòa giải và thúc đẩy các giá trị hòa bình. Trên thực tế, với những thành quả đạtđược trong duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực, ASEAN chưa cần triển khai cácbiện pháp hợp tác thuộc lĩnh vực này.
(vi)An ninh phi truyền thống: ASEAN đã và đang tăng cường hợp táctrong ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là khủngbố và các loại tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán người, ma túy, các nhóm tộiphạm có tổ chức hoạt động xuyên biên giới, buôn bán vũ khí, tội phạm mạng, cướpbiển, tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biên giới.
(vii)Quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp: là khu vực thường xuyênchịu nhiều thảm họa, thiên tai, ASEAN rất coi trọng hợp tác trong lĩnh vực này.
(viii) Ứng phó kịp thời với các vấnđề khẩn cấp hay tình hình khủng hoảng ảnh hưởng tới ASEAN: hợptác trong lĩnh vực này chủ yếu thể hiện ở việc ASEAN cùng lên tiếng bày tỏ quantâm khi có những vấn đề ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh khu vực, hoặc các diễnbiến lớn tác động sâu sắc tới cục diện quốc tế.
(ix)Tăng cường quan hệ với bên ngoài: ASEAN đã và đang thúc đẩycác quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác bên ngoài, để tranh thủ các đốitác đóng góp vào hòa bình, an ninh ở khu vực và hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng,trong đó có trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh.
Kếtquả triển khai xây dựng cộng đồng APSC
Đến nay, hợp tác chính trị-an ninh ASEAN đã đạt được nhữngtiến triển tích cực. Hầu hết các biện pháp/hoạt động đã hoàn tất và đang đượctriển khai nằm trong 3 lĩnh vực đầu (Hợp tác chính trị; Hình thành và chia sẻcác chuẩn mực và Ngăn ngừa xung đột). Tuy nhiên, đối với 2 lĩnh vực còn lại (Giảiquyết xung đột và Kiến tạo hòa bình sau xung đột) hầu như chưa có hoạt động nàođược triển khai chủ yếu do các nước còn dè dặt, vì đây là những lĩnh vực mới vàcó phần phức tạp, nhạy cảm.
Kếhoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC) được thông qua năm2009. Sau 6 năm, ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể thựchiện APSC cả ở cấp quốc gia và khu vực. ASEAN đã có những đóng góp quan trọng vàthể hiện vai trò không thể thiếu đối với bảo đảm môi trường hòa bình, ổn địnhvà an ninh khu vực, trong đó có về vấn đề Biển Đông. Trong những năm qua, ASEANđã không ngừng nỗ lực về xây dựng lòng tin và bảo đảm hòa bình, an ninh, antoàn hàng hải ở Biển Đông, đáng chú ý là việc thông qua được Các quy tắc hướngdẫn thực hiện DOC năm 2011, sau 7 năm bế tắc; Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm củaASEAN về Biển Đông năm 2012 và Tuyên bố Cấp cao ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 nămDOC năm 2012.
Trước tình hình Biển Đông tiếp tục diễnbiến phức tạp, các nước đều ủng hộ các nguyên tắc của ASEAN, đó là: bảo đảm hòabình, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòabình; tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước luật biển; thực hiện đầy đủ DOCvà sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử COC. ASEAN cũng đã thành công trong duy trì sựđoàn kết, nhất trí chung và lập trường chung của mình trong vấn đề Biển Đông. Chỉriêng 9 tháng đầu 2015, ASEAN đã ra 2 Tuyên bố riêng về Biển Đông (tháng 1/2014và 8/5/2014), và quan ngại của ASEAN về vấn đề Biển Đông được phản ánh đậm néttrong văn kiện AMM47 và văn kiện HNCC ASEAN 5/2014.
Quan hệ với các đối thoại của ASEANngày càng được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu và thực chất hơn trên tất cả các lĩnhvực như chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường… Các nước đốitác cam kết hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và thu hẹp khoảng cách phát triểnvà ứng phó với các thách thức mới nổi... và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEANtrong các cơ chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt.
CỘNGĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
Mục tiêu của cộng đồng AEC
AEC là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEANnhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 và được khẳng địnhlại trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II)bao gồm: tạo dựng một khuvực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tựdo của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, pháttriển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế-xãhội.
Các nội dung xây dựngcộng đồng AEC
Kế hoạch tổngthể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (thông qua 3/2009)đã xác định bốnđặc điểm đồng thời là yếu tố cấu thành của AEC:
-Thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịchvụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao độngcó tay nghề.
-Khu vực kinh tế cạnh tranh, đượcxây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêudùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mạiđiện tử.
- Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kếhoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhậpnhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đượcthực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiếntrình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).
ASEAN đã nỗ lực triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiệnAEC và đã dần tiến tới hoàn thành kế hoạch trong năm 2015. Cụ thể:
Nhằm xây dựng một thị trường chung và một cơ sở sảnxuất thống nhất, ASEAN tiếp tục nỗ lực thực hiện các thỏa thuận và hiệpđịnh quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp địnhThương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tưASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợptác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN,v.v. …
- Về Tự do hoá thương mại hàng hoá: Cho đến nay, ASEAN đã cơ bản giảm đượcthuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đốivới 6 nước thành viên ban đầu và với 4 nước thành viên mớivào 2015, hình thành nên một thị trường mở không còncác rào cản thuế quan đối với hàng hóa. Để hỗ trợ tự do hoá thương mại, ASEANđang nỗ lực đưa vào hoạt động Cơ chế hải quan 1 cửa ASEAN (ASEAN SingleWindow-ASW) và các quy định về áp dụng chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá có nguồngốc từ ASEAN để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về thuế quan, trong đó ASEAN đangnghiên cứu tiến tới việc cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, cùngvới việc hài hoà hoá các quy định về hợp chuẩn hàng hoá v.v.
- Về tự do hoá dịch vụ, ASEAN đã hoàn tất Gói 9 cam kết dịch vụ theo Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ(AFAS), tạo thuận lợi cho việc luân chuyển dịch vụ trong khu vực. Tới nay, cáccam kết về tự do hoá dịch vụ trong ASEAN đã bao trùm nhiều lĩnh vực như dịch vụkinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, vậntải biển, viễn thông và du lịch. Có 4 gói cam kết về dịch vụ tài chính và 6 góicam kết về vận tải hàng không đã được ký kết. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau(MRAs) giữa các nước thành viên ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghềnghiệp … là bộ công cụ quan trọng giúp tự do hoá lưu chuyển các dịch vụchuyên nghiệp trong ASEAN. Tới nay, các nước ASEAN đã ký các thoả thuận công nhậnlẫn nhau đối với các tiêu chuẩn, kỹ năng các ngành dịch vụ cơ khí, y tá, kiếntrúc, kế toán và du lịch.
- Về tự do hoá đầutư, trong khuôn khổ Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), ASEAN hướng tớihình thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn ở khu vực, với cơ chế đầu tư thôngthoáng và mở, bao gồm tự do hoá đầu tư trên các lĩnh vực chính như sản xuất-chếtạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ phụ trợcho các ngành này. Danh mục các lĩnh vực mở cửa cho đầu tư còn được tiếp tục bổsung trong thời gian tới. Các nỗ lực tự do hoá đầu tư của ASEAN không chỉ giúptạo dựng và nâng cao niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với khu vực ASEAN, màcòn góp phần thúc đẩy đầu tư nội khối cũng như đầu tư của các tập đoàn đa quốcgia trong khu vực.
Nhằmxây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnhtranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầngnhư hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, năng lượng, phát triển thương mạiđiện tử v.v.
Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEANđã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều(AFEED), trong đó đáng chú ý là hỗ trợ các nước thành viên mới, khuyến khíchcác doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,ASEAN đẩy mạnh triển khai các FTA với 6 đối tác lớn là Trung Quốc, Nhật Bản,Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôx-trây-lia và Niu Di-lân, đồng thời tích cực đàm phán xây dựngHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm tạo ra một không giankinh tế mở ở Đông Á.
Để hội nhập vào nền kinh tế toàncầu, ASEAN nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các thoả thuậnliên kết kinh tế ở khu vực Đông Á, với 6 Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do(FTAs) đã được ký với các Đối tác quan trọng là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,Ấn Độ, Ôx-trây-lia và Niu Di-lân, và đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đốitác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) hướng đến hình thành một không gian kinh tếmở toàn Đông Á vào năm 2015, với GDP chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu và quy mô thịtrường chiếm ½ dân số thế giới.
CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA – XÃ HỘI ASEAN (ASCC)
Mục tiêu của cộng đồng ASCC
Ý tưởng về Cộng đồng Văn hóa-Xã hộiASEAN nói riêng trong tổng thể Cộng đồng ASEAN nói chung cũng được khởi nguồn từvăn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Tầm nhìn 2020 hình dung về một cộng đồng ASEAN vớinhận thức rõ về các mối quan hệ lịch sử, di sản văn hoá, gắn bó với nhau bởi bảnsắc khu vực chung; gắn kết về xã hội và đùm bọc lẫn nhau, trong đó nghèođói, suy dinh dưỡng không còn là vấn đề lớn; gia đình, đơn vị cơ bản của xã hội,quan tâm chăm sóc các thành viên của mình, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụnữ và người già; những người yếu thế, người khuyết tật được quan tâm đặc biệt;công bằng xã hội được đề cao; một Đông Nam Á không có ma tuý; có khả năng cạnhtranh cao về công nghệ; một ASEAN xanh và sạch; một khu vực Đông Nam Á có khảnăng ứng phó tốt hơn với các vấn đề mang tính khu vực như suy thoái và ô nhiễmmôi trường, buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em và các loại tội phạm xuyên quốc giakhác; một cộng đồng có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân, nơi phẩm giá vàphúc lợi của con người được đề cao, vì lợi ích chung của cộng đồng v.v.
Trêncơ sở đó, mục tiêu cơ bản củaCộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN là góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tớingười dân và lấy người dân làm trung tâm, đùm bọc và chia sẻ trách nhiệm xã hội,thúc đẩy hình thành ý thức về bản sắc khu vực, nhận thức về khu vực và xây dựngsự hiểu biết lẫn nhau trong nhân dân các nước ASEAN. Cộng đồng xã hội-văn hoá sẽtạo thuận lợi cho việc hình thành Cộng đồng an ninh cũng như Cộng đồng kinh tế.
Nộidung xây dựng cộng đồng ASCC
Kế hoạch Tổng thể ASCC (thông qua tại Cấp cao ASEAN 14,3/2009) gồm 40 thành tố với 339 biện pháp thực hiện và có 6 đặc tính: Phát triểncon người; Phúclợi và bảo hiểm xã hội; Các quyền và bình đẳng xã hội; Đảm bảo môi trường bền vững;Tạo dựng bản sắc ASEAN và Thu hẹp khoảng cách phát triển.
Kếtquả triển khai cộng đồng ASCC
Hoạt động hợp tác xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội trảirộng trên các trên nhiều lĩnh vực với nhiều nội dung đa dạng và phong phú, baogồm: Lao động, Phát triển Phúc lợi xã hội, Quản lý thiên tai , Môi trường ,Khoa học Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và phòng chống dịch bệnh, Pháttriển nông nghiệp và Xóa nghèo, Thông tin, Văn hóa và Nghệ thuật , Thanh niên,Phụ nữ, Thể thao, và Công vụ.
Theo đánh giá của Hội đồngCộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN tại cuộc họp của ASCC mới đây (29-30/9/2014),ASEAN đã triển khai 329/339 dònghành động (khoảng 97%) được nêu trong Kế hoạch. Cụ thể: 60/61 dòng hành độngtrong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực (98,4%); 90/94 dòng hành động tronglĩnh vực phúc lợi và an sinh xã hội (95,7%); 25/28 dòng hành động trong lĩnh vực công bằng xã hộivà các quyền (89,3%); 97/98 dòng hành động trong đảm bảo môi trường bền vững (98,9%); 49/50 dòng hành độngtrong xây dựng bản sắc ASEAN (98%); và 8/8 dòng hành động trong lĩnh vực thu hẹpkhoảng cách phát triển (100%).