Khoa học và Công nghệ: Động lực đổi mới và phát triển bền vững cho ĐBSCL

HA| 01/11/2022 10:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Các giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ đã được đưa ra nhằm giúp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

5 lĩnh vực chính giúp phát triển vùng ĐBSCL đã được các diễn giả, chuyên gia luận bàn và đề xuất, trao đổi tại Diễn đàn quốc tế “Phát triển bền vững ĐBSCL: Khoa học và Công nghệ - Động lực cho đổi mới và phát triển bền vững”.

Hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, các viện, trường và doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã tham dự Diễn đàn. Theo đó, vấn đề liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm thảo luận của các diễn giả. ĐBSCL là vùng đất có thế mạnh về sản xuất lương thực, thủy sản và cây ăn trái của đất nước. Vì vậy, các địa phương khu vực này đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản. Mặc dù có thế mạnh nhưng ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu Vì vậy, sản xuất kinh doanh ít tác động đến môi trường, cũng như những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp các địa phương ở đây phát triển toàn diện, bền vững hơn.

Tại Diễn đàn, một số giải pháp đã được đưa ra giúp khu vực ĐBSCL đối phó với biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ liên quan đến giống, cây trồng hay công biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các mô hình kinh tế thích ứng với các hiện tượng thiên tai cực đoan cũng được khuyến khích xây dựng, cùng với các mô hình ứng phó với xâm nhập mặn.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng các nội dung được đề cập tại diễn đàn rất thiết thực, hữu ích với khu vực ĐBSCL. Nhiều vấn đề được nêu ra để từ đó nhận được những thảo luận, phân tích của các đại biểu và các giải pháp đề xuất, giúp ĐBSCL tháo gỡ, khắc phục khó khăn, đáp ứng tốt với xu hướng phát triển bền vững.

Ngoài môi trường, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu, những chủ đề thu hút sự quan tâm nhằm giúp ĐBSCL phát triển và được các diễn giả tập trung còn có phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nông nghiệp và thủy sản công nghệ cao; Phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn; và chuyển đổi số ở ĐBSCL.

Thủ tướng Chính phủ ban hành đã Quyết định 287 về Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL được xác định theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Quyết định 287 cũng đặt ra những giải pháp quan trọng, bao gồm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để tăng cường, khuyến khích cộng đồng, tổ chức nghiên cứu cùng tham gia và thực hiện thành công các mục tiêu tiêu về phát triển hệ sinh thái tự nhiên, hướng tới mô hình kinh tế xanh và bền vững./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Khoa học và Công nghệ: Động lực đổi mới và phát triển bền vững cho ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO