Khoảng cách số khiến nhiều nhóm dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong dịch COVID-19

Trần Sỹ| 17/12/2021 21:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Không chỉ thế hệ trẻ của những người da màu gặp khó khăn khi học tập, làm việc từ xa do thiếu phương tiện kết nối số mà những người lớn tuổi của các nhóm dân tộc thiểu số cũng gặp khó khăn do không có điều kiện kết nối xã hội, thông tin.

Khoảng cách số khiến đại dịch tác động xấu hơn đến các nhóm dân tộc thiểu số 

Một nghiên cứu chung của Đại học Manchester và tổ chức Runnymede Trust đã phát hiện ra rằng những người da đen và dân tộc thiểu số trên 60 tuổi đang phải đối mặt với nhiều bất lợi về kinh tế và xã hội khi Covid 19 xảy ra.

Đây là những phát hiện của một dự án nghiên cứu do Trung tâm Động lực học Dân tộc và Quỹ Runnymede của Đại học Manchester thực hiện. Nghiên cứu phân tích những tác động của dịch COVID đối với người dân tộc thiểu số lớn tuổi đã cho thấy 'khoảng cách kỹ thuật số' - khoảng cách giữa những người có quyền truy cập Internet và các công nghệ truyền thông khác - thường đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản người cao tuổi dễ dàng tiếp cận thông tin đáng tin cậy về sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù những người cao tuổi phải dựa vào cộng đồng và các nhóm tự nguyện để được hỗ trợ và tư vấn, đồng thời giảm bớt tác động do những hạn chế vì khoảng cách số, song những sợi dây sống này đã bị loại bỏ vào đúng thời điểm họ cần nhất.

Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì “có rất ít cuộc điều tra lý do tại sao các tác động đại dịch lại trở nên sâu sắc hơn với nhóm này” và “thiếu hụt các nghiên cứu đặc biệt tập trung vào người dân tộc thiểu số có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tạo ra giải pháp chính sách hiệu quả cho nhóm nhân khẩu học này”.

Nghiên cứu cho biết những người dân tộc thiểu số lớn tuổi bị ảnh hưởng sâu sắc do sự cô lập - hậu quả của việc đóng cửa liên quan đến đại dịch COVID-19. Việc mất không gian xã hội khiến nhóm những người dân tộc thiểu số cảm nhận sâu sắc những khó khăn của họ. Trước khi có dịch COVID-19, các nhóm dân tộc thiểu số thường sử dụng không gian xã hội như một phương tiện để tiếp cận kết nối văn hóa, hỗ trợ và tư vấn và thông tin. Nhưng do chính sách phong tỏa, đóng cửa vì đại dịch, và nhóm người dân tộc thiểu số lại thiếu các phương tiện số để kết nối với không gian xã hội của họ.

“Thiếu khả năng tiếp cận kỹ thuật số đối với một số người cao tuổi thuộc dân tộc thiểu số, cùng với rào cản ngôn ngữ, đã cản trở khả năng duy trì kết nối xã hội và tiếp cận các nguồn lực và thông tin của họ”, nghiên cứu cho biết.

Vì thiếu phương tiện kết nối nên đây cũng là nhóm có nhiều suy nghĩ do dự về vắc xin nhất. Nghiên cứu gần đây của chính phủ cho thấy những người Châu Phi da đen và Ca-ri-bê da đen ít có khả năng được tiêm chủng hơn (50%) so với người Da trắng (70%).

“Thái độ lưỡng lự tiêm vắc xin phức tạp hơn nhiều so với những gì được tô vẽ bởi các bài diễn thuyết trên phương tiện truyền thông”, nghiên cứu chỉ rõ. “Phần lớn những người dân tộc thiểu số trong nghiên cứu của chúng tôi đã chấp nhận vắc-xin nhưng mô tả rằng bạn bè và thành viên gia đình trong cộng đồng của họ cảm thấy không tin tưởng vào động cơ của chính phủ, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm và hiểu lầm bởi những thông điệp phân biệt chủng tộc về lý do do dự tiêm vắc-xin". 


Khoảng cách số khiến nhiều nhóm dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Jephtha Prempeh, một sinh viên da đen đến từ Đại học Southern California, gần đây đã bắt đầu thực tập từ xa với bộ phận tư vấn tập trung vào chính phủ, nói rằng việc chuyển đổi giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống công việc là rất khó do những khó khăn về điều kiện nhà ở và thiết bị số. (Ảnh: CNBC)

Những biện pháp trợ giúp người da màu và dân tộc thiểu số

Khoảng cách số khiến nhiều nhóm dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Các chuyên gia giáo dục và việc làm khuyên các sinh viên da màu nhờ đến sự hỗ trợ của trường đại học và mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội và kết nối với các nhà tuyển dụng.

Xóa khoảng cách số cho nhóm người dân tộc thiểu số, nhóm người ít được tiếp xúc, tiếp cận với kết nối Internet và thiết bị số là một trong những giải pháp giúp mang lại thông tin, chính sách của chính phủ đến với họ, từ đó giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số, nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực trong y tế. Nghiên cứu của Đại học Manchester đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm chiến lược bình đẳng chủng tộc quốc gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội, và kế hoạch giải quyết khoảng cách kỹ thuật số cho người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người lớn tuổi, bao gồm đào tạo và hỗ trợ tài chính.

Trong khi đó, đối với các sinh viên như Ramirez, làm việc và thực tập từ xa, một trong những trở ngại lớn nhất của việc trở thành nhân viên chính thức là cơ hội kết nối với đồng nghiệp và người quản lý. “Các chuyên gia trẻ cần kết nối và phát triển mối quan hệ với sếp của họ - đó là những gì diễn ra trong năm đầu tiên làm việc”, anh nói. Điều kiện kết nối Internet kém khiến các sinh viên da màu gặp khó khăn.

Christine Cruzvergara, Phó chủ tịch nền tảng việc làm Handshake - nơi kết nối sinh viên và văn phòng sự nghiệp đại học với nhà tuyển dụng - cho biết mọi sinh viên đều đối mặt với sự không chắc chắn khi bắt đầu một công việc mới, nhưng các sinh viên da màu phải giải quyết vấn đề về rào cản kết nối trong môi trường làm việc ảo.

Các chuyên gia giáo dục và việc làm khuyên các sinh viên da màu nhờ đến sự hỗ trợ của  trường đại học và mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội và kết nối với các nhà tuyển dụng. Các dịch vụ nghề nghiệp của trường đại học sẽ kết nối sinh viên trực tiếp với các nhà tuyển dụng, và cũng có thể cung cấp thêm kinh phí để hỗ trợ sinh viên thực tập. Đại học Virginia là một trong số rất nhiều trường đại học, ngoài việc cung cấp tài trợ cứu trợ khẩn cấp của liên bang, còn cung cấp các khoản tài trợ và học bổng cho sinh viên.

“Ưu tiên tuyệt đối của chúng tôi là đảm bảo sinh viên, đặc biệt là sinh viên da màu và sinh viên có thu nhập thấp, có đủ khả năng tài chính để có được trải nghiệm giống như mọi người, đặc biệt là trong thời gian này”, đại diện của Đại học Virginia nói. 

Một cuộc khảo sát của WayUp hồi tháng 4/2020 đã nhấn mạnh rằng sinh viên đại học da đen và gốc Tây Ban Nha và những sinh viên mới tốt nghiệp không được thoải mái với mô hình làm việc từ xa so với các bạn học da trắng của họ.

“Tôi trở về nhà ở Illinois sống với mẹ, tôi đang ở trong một căn hộ rất nhỏ, không có sự tách biệt giữa phòng ăn, phòng ngủ và phòng làm việc…. Nếu tôi muốn sự riêng tư, thật sự nó không tồn tại”, Ibrahim Mokhtar, một sinh viên da đen tại Đại học Nam California, người đang dành mùa hè của mình để thực tập từ xa với tổ chức phi lợi nhuận GiveDuet cho biết.

Rào cản công nghệ đối với các sinh viên da màu

Cuộc khảo sát của WayUp chỉ ra rằng những sinh viên da màu đã bày tỏ lo lắng khi làm việc, thực tập từ xa. Vấn đề không gian chật hẹp khi làm việc, học tập ở nhà là một nguyên nhân. “Đối với những gia đình thu nhập thấp như nhà tôi, việc tìm được một phòng trọ rất khó. Nó có thể chật chội, nó thường là một căn phòng được dùng làm kho và không có cảm giác riêng tư thực sự”, Zamir Ramirez, người Mỹ gốc Mexico và đang làm việc toàn thời gian tại Nickelodeon Animation ở quê nhà, cho biết.

Không chỉ không gian chật hẹp ở nhà, mà công nghệ cũng là một rào cản lớn với những sinh viên da màu trong thời gian giãn cách vì dịch COVID-19. Hạn chế trong tiếp cận với công nghệ khiến làm việc từ xa trở nên đặc biệt khó khăn đối với các thành viên của các gia đình da màu có thu nhập thấp. 82% người da trắng trưởng thành ở Mỹ sở hữu máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay so với 58% người da đen và 57% người gốc Tây Ban Nha, thông tin từ một cuộc khảo sát năm 2019 của Trung tâm nghiên cứu Pew. Chỉ 66% người da đen và 61% người Tây Ban Nha ở Mỹ trả lời trong cuộc khảo sát của Pew cho biết họ có Internet băng thông rộng, so với 79% người da trắng trưởng thành.

“Về mặt tài chính, có mạng internet tốt, để các sinh viên có thể bật máy ảnh và âm thanh và tham gia làm việc, họp qua Zoom và những thứ khác là điều khó khăn, đặc biệt là khi mọi người trong gia đình đều sử dụng thiết bị cùng một lúc”, Mokhtar nói.

Căng thẳng tài chính do đại dịch gây ra đã khiến những khoản chi tiêu liên quan đến công việc này trở thành thách thức lớn hơn bao giờ hết. Những chi phí ẩn mà mọi người không bao giờ nói đến, như chi phí cho kết nối internet hay thậm chí là bàn làm việc, là rất lớn.

Để bù đắp gánh nặng tài chính khi thiết lập không gian làm việc tại nhà, Mokhtar có thể nhận được khoản tài trợ khẩn cấp theo Đạo luật CARES. Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Giáo dục Đại học của Đạo luật An ninh Kinh tế, Cứu trợ và Viện trợ Coronavirus đã được phân phối đến các trường đại học trên khắp nước Mỹ cho những sinh viên da màu đang gặp khó khăn do hậu quả của đại dịch.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Khoảng cách số khiến nhiều nhóm dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO