"Không gia đình": cuốn sách kinh điển về giáo dục của văn hào Hector Malot

PV| 15/10/2022 10:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Xuất hiện trên văn đàn từ thế kỉ 19, "Không gia đình" của văn hào Hector Malot đã trở thành người bạn thân yêu của thiếu nhi Pháp và nhiều nước khác trên thế giới. Tác phẩm vinh dự dành được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp.

Cuốn sách kinh điển về đề tài giáo dục thấm đượm hiện thực xã hội

Tác giả của cuốn sách là Hector Malot (1830 - 1907) là một văn hào người Pháp sinh ra ở miền Bắc nước Pháp. Ông học luật ở Rouen và Paris và đã từng làm việc cho một văn phòng luật sư. Nhưng văn học lại là niềm đam mê lớn nhất của đời ông. Ông nổi tiếng với những tác phẩm giàu tính giáo dục và nhân văn, như Không gia đình, Trong gia đình, Pompon, Romain Kalbris,... Trong các tiểu thuyết của Hector Malot, "Không gia đình" nổi tiếng hơn cả.

Nội dung câu chuyện nói về cuộc đời éo le của cậu bé mồ côi Rémi, cậu được đem về nuôi tại một gia đình ở vùng Sa-va-nông. Tại đây, Rémi rất may mắn khi được mẹ nuôi Barberin thương yêu và chăm sóc như là con ruột của bà vậy. Do bị tai nạn và những vụ kiện tụng không thành công, ông Barberin vốn dĩ ngay từ đầu đã không có tình thương dành cho Rémi nên đã tìm cách đem bán cậu cho ông bầu Vitalis - là chủ của một gánh xiếc rong, kể từ đó cuộc đời không gia đình của Rémi bước sang một trang mới.

Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống. Rémi được tiếp xúc với nhiều kiểu người, sống khắp mọi nơi, nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương. Em đã tự lập từ khi còn rất nhỏ, và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm.

Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của cụ Vitalis giữ phẩm chất làm người, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích. Cuối cùng em cũng tìm được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc sau này.

Qua câu chuyện phiêu lưu của chú bé Rémi trong "Không gia đình", chúng ta sẽ cảm nhận được từ nỗi buồn, nỗi cô đơn man mác của cậu bé mồ côi; tới con đường phiêu lưu trắc trở dài dằng dặc. Từ những ấm áp tình thân giữa những người lần đầu gặp gỡ, tới ánh nến trong ngôi nhà nhỏ trên con đường trở về. Những chi tiết rất nhỏ, nhưng có sức lay động tâm hồn và đem đến nhiều bài học đáng suy ngẫm.

Cuốn sách dành cho mọi thế hệ

Có thể thấy, cuốn tiểu thuyết "Không gia đình" trước hết là một tác phẩm dành cho thiếu nhi, nói về cuộc phiêu lưu của một bạn nhỏ, nên rất dễ cuốn hút đối với các bạn đọc nhỏ tuổi. Cuốn sách dạy cho các bạn nhỏ biết tôn trọng tình bạn hơn và sống có tình nghĩa với nhau hơn.

Không chỉ các em thiếu nhi, mà ngay cả những người lớn trưởng thành cũng nên đọc qua dù chỉ một lần, chắc chắn bạn sẽ không có cảm giác hối tiếc khi đã được đọc tác phẩm văn học nổi tiếng này. Bạn sẽ cảm thấy được niềm tin mãnh liệt và tình yêu nồng nhiệt của nhân vật chính với cuộc sống; đồng thời thấy được ý chí kiên cường, cố gắng vượt lên những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của cậu bé nhỏ tuổi Rémi này.

Các bậc phụ huynh có thể cùng con mình đọc cuốn sách này. Từ đó, giáo dục con cái mình theo những chuẩn mực đạo đức mà chúng ta rút ra được từ câu chuyện.

Bản in "Không gia đình" của Tủ sách Đời người khá là đặc biệt. Bản dịch hoàn chỉnh nhất hiện nay của cố GS. Huỳnh Lý: nhuần nhị, giàu chất văn chương với văn phong thuần Việt và giàu xúc cảm.

Nhà giáo Nhân dân Huỳnh Lý là nhà nghiên cứu - dịch thuật văn học nổi tiếng, một nhà giáo lão thành, nặng lòng với thế hệ trẻ và đã từng dịch thành công: Những người khốn khổ, Không gia đình,… và nhiều tác phẩm văn học Pháp nổi tiếng khác.

Bản in có kèm 50 tranh minh họa sinh động, nhiều tranh: Sách in lần đầu năm 1878, thì năm 1880, E. Bayard minh họa bằng bộ tranh được vẽ công phu với hơn 100 tranh, bộ tranh này được in trong bản tiếng Pháp. Đây có thể coi là bộ tranh minh họa đầu tiên, nổi tiếng và công phu nhất của "Không gia đình".

Hình ảnh bìa sách được thiết kế mới, theo phong cách khác biệt: được gia công thẩm mỹ với gáy giả, dập nổi, phủ bóng tên sách cùng các họa tiết chính. Bìa vừa có nét riêng lại được thiết kế đồng bộ với Tủ sách Văn học kinh điển Thế giới, thuộc Tủ sách Đời Người - Tinh tuyển cho người Việt./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
"Không gia đình": cuốn sách kinh điển về giáo dục của văn hào Hector Malot
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO