Kiên quyết xử lý SIM rác, tin nhắn rác

Lan Phương| 06/06/2017 10:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT kiên quyết, quyết liệt xử lý, không để SIM rác, tin nhắn rác quay trở lại.

Ngày 5/6/2017, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý nhà nước ngành TT&TT tháng 5/2017. Bộ trưởng Bộ TT&TT đã chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã chỉ đạo tất cả các doanh nghiệp viễn thông di động gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile và GTel đã ký cam kết với Bộ về việc phối hợp tăng cường ngăn chặn tin nhắn rác. Thời gian triển khai cam kết bắt đầu từ 01/7/2017. Đề nghị các các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ các giải pháp. Đối với các nhà mạng có tin nhắn rác nhiều, đề nghị Cục Viễn thông tăng cường kiểm tra và xử lý. “Nếu vấn đề này chúng ta làm không kiên quyết, quyết liệt, SIM rác, tin nhắn rác sẽ quay trở lại. Phải làm như đánh răng rửa mặt hàng ngày. Lúc nào cũng làm và thường xuyên làm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Lĩnh vực viễn thông cũng cần xây dựng văn bản về kho số viễn thông, rà soát về tình trạng sử dụng thẻ cào, thẻ trả trước trong game; Tổ chức họp với các doanh nghiệp bàn về giá cước viễn thông; Thực hiện tốt việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định giai đoạn 2 ở 23 tỉnh thành phố tiếp theo theo đúng tiến độ và kết thúc vào ngày 16/6; Nghiên cứu đề xuất các chính sách thúc đẩy, khuyến khích thúc đẩy sử dụng thuê bao trả sau. Muốn thuê bao trả trước giảm và hạn chế tin nhắn rác thì phải làm tốt điều này. Đề xuất các biện pháp quản lý giá cước và khuyến mại dịch vụ di động, nhất là đối với dịch vụ 4G. Cục Viễn thông phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp truyền thông Nghị định 49 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT, bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện. 

Về an toàn thông tin, Cục ATTT và VNCERT, các đơn vị trực thuộc Bộ phải nâng cao cảnh giác về ATTT trước các nguy cơ tấn công của tin tặc, mã độc. Cục ATTT hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATTT trong tháng 6 và xây dựng chỉ số đánh giá ATTT đối với từng bộ, ngành, địa phương và tổ chức công bố kết quả đánh giá hàng năm.

Lĩnh vực CNTT tiếp tục thực hiện công tác Tổng kết 10 năm thực hiện Luật CNTT; Xây dựng Sách Trắng CNTT-TT; Thúc đẩy việc ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Triển khai hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử; Đôn đốc xây dựng, thẩm định và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020; Nghiên cứu về thành phố thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp lần lần thứ 4.

Toàn cảnh Hội nghị

Triển khai thực hiện Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp viễn thông đề ra các giải pháp thực hiện để đạt được tốc độ tăng trưởng. Các đơn vị định kỳ báo cáo việc triển khai giải pháp và thực hiện thúc đẩy tăng trưởng ngành, trong đó có việc đảm bảo hệ thống an toàn thông tin quan trọng của chính phủ. 

Một số kết quả hoạt động nổi bật trong tháng 5

Đánh giá công tác đạt được nột bật trong tháng 5, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã nhấn một số kết quả, theo đó, Bộ TTTT thuộc nhóm thứ nhất có Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 trên 80%, đứng thứ 5/19 bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ cũng đã công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các Cục trực thuộc Bộ. Tất cả các doanh nghiệp viễn thông di động gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile và GTel đã ký cam kết với Bộ về việc phối hợp tăng cường ngăn chặn tin nhắn rác. Thời gian triển khai cam kết bắt đầu từ 01/7/2017. Từ ngày 01/6/2017, giá cước dịch vụ Chuyển vùng quốc tế sẽ do nhà mạng chủ động đàm phán theo nguyên tắc thỏa thuận thương mại, phù hợp với thực tế kinh doanh dịch vụ Chuyển vùng quốc tế đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia. Thành lập Hội đồng Khoa học Bộ TTTT, qua đó Bộ tiếp tục tăng cường hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực phụ trách nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và hoạt động của các cơ quan quản lý.

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 46; Lễ Kỷ niệm Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới; Hội nghị Khoa học Công nghệ ngành TTTT năm 2017 với chủ đề “ICT trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam”; Diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố An toàn thông tin mạng Asean - Japan 2017 với chủ đề Tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS và phối hợp quốc tế trong ứng cứu, xử lý đã được tổ chức thành công.Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ đã có chuyến công tác, làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và TP. Cần Thơ.

Bộ trưởng đánh giá cao việc Cục ATTT, VNCERT đã kịp thời cảnh báo các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam về các phương thức tấn công khai thác hệ thống mới của nhóm tin tặc Shadow Brokers; cảnh báo và khuyến nghị xử lý trước nguy cơ bị mã độc WannaCry tấn công, mã hóa dữ liệu quan trọng để đòi tiền chuộc, đồng thời đưa ra những hướng dẫn để thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp mã độc này. Theo đó, Bộ trưởng biểu dương vai trò tích cực của Cục ATTT và VNCERT vì đã chủ động, sớm đưa ra cảnh báo, giúp giảm thiểu hậu quả của sự cố tại Việt Nam đến mức rất thấp so với thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
Kiên quyết xử lý SIM rác, tin nhắn rác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO