Kinh nghiệm sử dụng ODA của Hàn Quốc: Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp

03/11/2015 21:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Bên cạnh việc thành công của những Chaebol, thì yếu tố góp phần tạo nên kỳ tích sông Hàn là chính sách “Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp” với sự giúp đỡ của quốc tế trong việc thành lập Viện khoa học công nghệ Hàn quốc (KIST) – Viện đã giúp cho Hàn Quốc có thể tham gia vào quá trình nghiên cứu KHCN tầm quốc tế giúp Hàn Quốc có những sản phẩm và tham gia vào chuỗi sản xuất quốc tế.

Chia sẻ kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960 đến những năm 1980, khi nước này còn là một quốc gia nhận viện trợ ODA, Bà Eun Mee Kim, Giáo sư, Trưởng khoa sau đại học ngành quốc tế hoạch, Đại học Ewha Womans, cho biết bên cạnh việc thành công của những Chaebol, thì yếu tố góp phần tạo nên kỳ tích sông Hàn là chính sách “Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp” với sự giúp đỡ của quốc tế trong việc thành lập Viện khoa học công nghệ Hàn quốc (KIST) – Viện đã giúp cho Hàn Quốc có thể tham gia vào quá trình nghiên cứu KHCN tầm quốc tế giúp Hàn Quốc có những sản phẩm và tham gia vào chuỗi sản xuất quốc tế. “Cho đến nay, mô hình Chaebol có thể không còn hoàn toàn đúng trong một xã hội dân sự, dân chủ, nhưng mô hình Viện KIST vẫn giữ nguyên giá trị mà Việt Nam có thể học tập”, Bà nói tại Hội thảo quốc tế về Hợp tác phát triển Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức ngày 12/09/2013 tại Khác Sạn Daewoo, Hà Nội.

Kim-Jun-Phuong.jpg

Bà Eun Mee Kim (áo hồng) và Đại sứ Hàn Quốc, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương tại Hội thảo (tiếp theo từ trái sang) - Ảnh: Minh Chung.

Ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng, Viện Chiến lược phát triển (IDS), Bộ KH&ĐT, khẳng định: “Mô hình Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc, với sự viện trợ, giúp đỡ của Mỹ, là một hình mẫu cho phát triển KHCN trong nền kinh tế thị trường”. Ông Joakim Parker, Giám đốc USAID Việt Nam, cho biết thêm: Sự giúp đỡ của Mỹ đã mang lại cho các sinh viên Hàn Quốc cơ hội học tập, trao đổi và làm việc với các đối tác, công ty của Mỹ tiếp thu và tham gia vào các tiến bộ KHCN. Điều này đã đóng góp rất nhiều cho sự thành công của Hàn Quốc trong việc tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế và phát triển các sản phẩm của riêng mình.

Hội thảo quốc tế hợp tác phát triển Việt Nam – Hàn Quốc được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức đúng dịp kỉ niệm 20 năm Việt Nam chính thức hợp tác ODA với cộng đồng quốc tế. Hội thảo nhận được sự quan tâm của không chỉ đại diện của các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học mà còn có sự tham dự của các Đại sứ quán Chi Lê, Venedzuela,… sự tham gia thảo luận của đại diện của các nhà tài trợ như JICA, USAID, World Bank, ADB. Điều này khẳng định mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đến kinh nghiệp hợp tác phát triển của Hàn Quốc với Việt Nam.

Ông Jun Dae Joo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam trong bài phát biểu chào mừng đã đánh giá cao thành quả phát triển của Việt Nam, và cam kết Hàn Quốc sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam cũng như chia sẽ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với Việt Nam.

Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương đã cho biết “Những thành tựu phát triển trong những năm qua của Việt Nam là do Việt Nam đã phát huy tốt sức mạnh nội lực, biết kết hợp hiệu quả các nguồn lực trong nước và ngoài nước trong đó có những đóng góp về tinh thần và vật chất của bạn bè quốc tế khắp năm châu có ý nghĩa to lớn và quan trọng.” và “Thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm cũng như tránh được bẫy thu nhập trung bình đang là mong muốn của Chính phủ Việt Nam”

toan canh.jpg

Toàn cảnh Hội thảo – Ảnh: Minh Chung

Hội thảo quốc tế phát triển Việt Nam- Hàn Quốc, thông qua những so sánh kinh nghiệm phát triển giữa 2 nước, mong muốn tạo ra hình mẫu phát triển tốt đối với Việt Nam và đưa ra những phương hướng có tính chiến lược trong hợp tác phát triển đối với Việt Nam của Hàn Quốc.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm sử dụng ODA của Hàn Quốc: Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO