Truyền thông

Làm sao để chính sách phải đến được nhân dân nhanh nhất

T. Quân 23/12/2023 07:10

Truyền thông chính sách được hiểu dễ hiểu là thông qua báo chí, các kênh thông tin, đưa chính sách của Đảng, Nhà nước, của các bộ ngành, địa phương tới từng người dân; Cụ thể hóa chính sách vào cuộc sống cũng như mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách. Trong đó, báo chí nói riêng đóng vai trò cầu nối quan trọng, tạo sự lan tỏa và thấu hiểu giữa nhà nước và người dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, không gian mạng cũng như đời thực, có cả tin tốt lẫn tin xấu. Nếu tin xấu độc, tin giả, được xem là "rác" trên không gian mạng, thì các bộ ngành, địa phương có vai trò không nhỏ trong việc xử lý và dọn "rác" thông tin trong lĩnh vực mình quản lý. Muốn như vậy, bản thân chính quyền các cấp phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, thay vì né tránh, đùn đẩy.

img_3708.jpg
Công tác báo chí đã có thành tựu rất lớn trong hoạt động truyền thông chính sách.

Vấn đề nổi cộm hiện nay

Báo chí phải là dòng chảy chính thống, song sứ mệnh này đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết trong cuộc chiến thông tin hiện nay, nhất là khi các mạng xã hội, các nền tảng xuyên biên giới đang có phần lấn lướt. Để dẹp lùi tin giả (fake news), công tác truyền thông chính sách càng cần được chú trọng, chuyên nghiệp hơn nữa trong toàn hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

“Trong những năm gần đây, công tác báo chí đã có thành tựu rất lớn trong hoạt động truyền thông chính sách, từ chính sách ở tầm vĩ mô cho đến những chính sách ở mức độ thấp hơn. Đã có sự chuyển biến rất lớn về nhận thức của các cơ quan báo chí, của các nhà báo trong vai trò, sứ mệnh với truyền thông chính sách”, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam nhìn nhận.

Để nâng cao năng lực của báo chí trong truyền thông chính sách nhiều chương trình, dự án được các cơ quan báo chí đã tổ chức các hội thảo và in những cuốn tài liệu để tác động vào việc nâng cao kiến thức, năng lực truyền thông chính sách của lực lượng báo chí. Từ đó tạo ra cách nhìn, phương thức hành động một cách bài bản, góp phần giúp hoạt động truyền thông chính sách những năm gần đây đã có những bước tiến mới.

z4974096378813_0ed9ddd6dbe2c75ef8d21d33326c2af0.jpg
Báo chí nói riêng đóng vai trò cầu nối quan trọng, tạo sự lan tỏa và thấu hiểu giữa nhà nước và người dân.

Hiện nay các cơ quan báo chí đã và đang phát huy vai trò chủ công trong truyền thông chính sách, từ hoạch định, thực thi cho đến đánh giá những tác động của chính sách nhằm xây dựng đồng thuận xã hội, tạo sự ổn định chính trị để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam cũng chỉ ra thực trạng vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với hoạt động truyền thông chính sách của báo chí.

Trong công tác truyền thông chính sách chưa có tính nhất quán và tính hệ thống của các cơ quan báo chí. “Các cơ quan báo chí cũng rất nỗ lực trong truyền thông chính sách, sự nhất quán trong hệ thống các cơ quan báo chí trong nước và báo chí đối ngoại - truyền thông quốc tế không phải khi nào cũng nhất quán (Trừ các chương trình truyền thông lớn - mà số lượng các chương trình truyền thông lớn này thì không nhiều). Sự phối hợp thống nhất về mục tiêu, đối tượng, nội dung, các loại hình, nền tảng chưa thể hiện rõ”, bà Hằng phân tích.

Trong chỉ đạo, điều hành, những thông điệp chính chưa được xác định rõ ràng, cùng với sự phối hợp chưa đồng đều đã khiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa người ra chính sách và người thực thi chưa được nhuần nhuyễn ăn ý, từ đó dẫn tới những thiếu sót trong hoạt động thông tin báo chí.

Đặc biệt là vẫn chưa có sự đổi mới mạnh mẽ trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất nhằm có các dòng sản phẩm báo chí truyền thông chính sách hấp dẫn. Thông điệp truyền thông chính sách nhiều khi còn khô cứng, thiếu hấp dẫn.

Bên cạnh đó nguồn lực truyền thông chính sách và quản lý truyền thông chính sách của cơ quan báo chí còn thiếu và yếu. Tỷ lệ nhân lực sử dụng thực thi báo chí đa loại hình, đa nền tảng còn mỏng. Nền tảng số và công cụ số ở các cơ quan báo chí bộ ngành và địa phương về cơ bản chưa nhiều. Dù rất nỗ lực, chuyển đổi số, công nghệ, công tác dữ liệu ở các cơ quan báo chí chưa đồng bộ và tỷ lệ cơ quan báo chí đạt yêu cầu còn chưa cao.

Làm sao để truyền thông chính sách tới công chúng hiệu quả

Cũng theo bà Hằng đề xuất, để khắc phục hiện trạng nêu trên cần phải có nhận thức thật rõ ràng và nhất quán giữa tất cả các bên, giữa những người lãnh đạo và người làm công tác báo chí truyền thông đến các chủ thể của chính sách, đảm bảo thông điệp truyền thông chính sách phải được truyền tải đến công chúng chính xác, rõ ràng, toàn diện, đa chiều, có những cơ chế để lắng nghe ý kiến phản hồi và thúc đẩy việc giám sát, toàn diện chính sách một cách tích cực.

Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam cũng khuyến nghị cần sớm có đề tài nghiên cứu cấp bộ và cấp Nhà nước để xây dựng mô hình truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số, trong đó nhất thiết phải chỉ rõ lực lượng truyền thông chính sách ở các cơ quan báo chí và các phương tiện truyền thông khác, lực lượng quản lý, giám sát và đánh giá truyền thông chính sách từ Trung ương đến địa phương. “Hiện tại, công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ ít tiếp cận thông tin về chính sách trên báo chí. Nghiên cứu của Nguyễn Đống Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tháng 9/2022 cho thấy: Trên 80% công chúng thế hệ Z không đọc báo in và không nghe radio. Trên 45% công chúng trẻ thông qua mạng xã hội mới tiếp cận với báo mạng điện tử. Trong khi các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thì thay đổi thuật toán để giảm ở mức cao nhất sự hiển thị của nội dung báo chí, thì tỷ lệ công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ có tỷ lệ tiếp cận thông điệp truyền thông chính sách là rất thấp” Bà Hằng nhấn mạnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Làm sao để chính sách phải đến được nhân dân nhanh nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO