Làm thế nào các nền kinh tế mới nổi hưởng lợi từ Blockchain và AI? (Phần 1)

Anh Học| 16/07/2019 17:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi chúng ta nghĩ về AI và các công nghệ nổi bật khác, chúng ta thường hình dung trong đầu các kịch bản xảy ra ở các nền kinh tế phát triển. Điều này xa với thực tế. Đôi khi các nước có nền kinh tế mới nổi là những nơi giỏi nhất trong việc thử nghiệm các công nghệ mới này vì họ không có gì để mất. Việc thiếu cơ sở hạ tầng phát triển có thể được chuyển thành cơ hội đổi mới và nhảy vọt vì không có các tổ chức cứng nhắc với các lợi ích được đầu tư cố giữ chúng lại. Trong bài báo này, sẽ tập trung vào vài quốc gia như Ấn Độ, Mauritius và vài ví dụ ở châu Phi để giới thiệu tình hình AI và Blockchain khi các sáng kiến của chính phủ được quan tâm để cung cấp cho người đọc cái nhìn công bằng về cách các thị trường mới nổi tiếp cận nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ cũng như lấp đầy nhu cầu nhân sự để sử dụng các công nghệ này. Các điểm tương tự, khác biệt, cải tiến hay thiếu sót cũng sẽ được nói đến.

How Can Emergent Economies Benefit From Blockchain Plus AI ? A Case Study part 1

Bối cảnh

Các nước với thị trường mới nổi thường có xu hướng tụt hậu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ mới. Và khi nói đến AI và Blockchain, các xu hướng hiện nay thường cho thấy mọi việc không có gì khác. Ngoài các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, nhiều nước có thị trường mới nổi ở Châu Phi, châu Mỹ Latinh và một vài khu vực ở châu Á vẫn đang đang cố bắt kịp để nghiên cứu, áp dụng và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và Blockchain. Các đất nước này có thể hưởng lợi từ sự tiến bộ mà các công nghệ này mang lại bởi vì khi họ thiếu một số cơ sở hạ tầng cơ bản, họ có thể dễ dàng hơn nhảy qua các giai đoạn phát triển hiện tại bằng cách sử dụng các công nghệ mới này để xây dựng cơ sở vật chất.

Mặc dù vậy, vẫn có các hạn chế về con người và nguồn lực cần có để làm tăng trưởng sự phát triển của AI trong nước và các sáng kiến dựa trên blockchain. Vì vậy, sự giúp đỡ từ nhiều nước có kiến thức và cơ sở hạ tầng tốt trong lĩnh vực này là điều cần thiết. Trung Quốc có vị trí tốt để thúc đẩy sự tăng trưởng này nhờ vào vị trí vững chắc tại châu Phi và một số nước châu Mỹ Latinh. Trung Quốc đã có một số thỏa thuận hợp tác với chính phủ các nước này. Vì vậy, các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ tìm đến Trung Quốc và cả Ấn Độ để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các ứng dụng dựa trên AI/Blockchain. Và cũng để đưa ra định hướng làm thế nào để các nền kinh tế mới nổi có thể sử dụng các công nghệ này để tăng trưởng và phát triển.

Tại sao các trường hợp sử dụng cho AI và Blockchain trong các nền kinh tế mới nổi khá khác biệt với những gì có được trong xã hội phát triển? Đây là kết quả của những thách thức đặc biệt được tìm thấy trong nền kinh tế của các thị trường mới nổi. Những thách thức này là gì?

Thách thức chính là hiệu suất của các hoạt động kinh tế sử dụng các kênh truyền thống và công nghệ lạc hậu.

Một điều nữa là niềm tin văn hóa có xu hướng xác định các công nghệ mới được người dân nhìn nhận thế nào. Một điều nữa bao gồm cả vấn đề tài chính. Tỷ lệ phần trăm dân số thực hiện các giao dịch tài chính bên ngoài các kênh được cung cấp bởi các tổ chức tài chính là rất lớn. Đó cũng là kết quả của niềm tin vào những cách giao dịch tài chính truyền thống cũng như sự mất lòng tin vào các tổ chức tài chính. Sự không tin tưởng bị chìm trong văn hóa và niềm tin truyền thống. Ví dụ, những người có thu nhập thấp cũng như những người tham gia vào các doanh nghiệp không chính thức thường thích tiết kiệm bằng cách sử dụng các xã hội hợp tác truyền thống hoặc giữ tiền của họ trong các két an toàn truyền thống. Phân khúc dân số này cũng không được giáo dục nhiều và họ khó sử dụng các phương thức giao dịch tài chính hiện đại. Cuối cùng, hầu hết mọi người không được các tổ chức ngân hàng truyền thống chấp nhận, vì họ thiếu hồ sơ tín dụng và thậm chí cả giấy tờ tùy thân.

Hệ thống thu thập dữ liệu, lưu trữ và quản lý trong các nền kinh tế này là quá lỗi thời. Một vài chính phủ trong các nền kinh tế mới nổi còn không có số liệu dân số chính thức và vẫn phụ thuộc vào con số cũ kĩ 20 năm trước để thực hiện kế hoạch và làm dự án.

Do hậu quả của việc thu thập và thiếu quản lý dữ liệu, thông tin đòi hỏi sự nghiêm ngặt của quá trình thu thập và lưu trữ không thể coi là chính xác. Ví dụ, Kenya có một vấn đề được nhận thấy từ lâu về việc chiếm đất. Điều này được thực hiện bởi những kẻ lừa đảo, có quan hệ với các quan chức đăng ký đất đai, làm thay đổi hồ sơ đất chính thức (Olewe, 2018).

Các giải pháp dựa trên công nghệ AI và Blockchain sẽ dành cho các nền kinh tế mới nổi khi chúng được thực hiện theo các bước sau:

1. Tăng cường hòa nhập tài chính.

2. Cải thiện chuỗi cung ứng.

3. Tạo dữ liệu minh bạch: Về mặt lý thuyết, các thứ này có thể trở nên an toàn và bất khả xâm phạm. Ví dụ: đối với hồ sơ học tập, nhận dạng kĩ thuật số, đăng kí đất đai, khai thác, vv. Ví dụ, Kenya đã sử dụng blockchain để đối phó với việc chiếm đất và Rwanda đang khám phá việc sử dụng Blockchain để tạo ra một cơ sở dữ liệu ổn định về nguồn khoáng sản hợp pháp (Estevez, 2018).

4. Chăm sóc sức khỏe: Sử dụng AI và Blockchain trong việc gìn giữ hồ sơ khám bệnh cũng như quản lý bảo hiểm sức khỏe.

5. Tạo việc làm/Tăng cường công việc: Với những điểm này, chúng ta hãy cùng kiểm tra một vài nền kinh tế mới nổi nơi mà các sáng kiến dựa trên nền tảng AI/Blockchain đã được sử dụng.

(Còn tiếp)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Làm thế nào các nền kinh tế mới nổi hưởng lợi từ Blockchain và AI? (Phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO