Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô”

An Nguyễn| 01/12/2022 14:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Được nghỉ hưu mới bắt tay làm nông dân, nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng với vườn trồng mắc ca ở xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Ông tạo nên cả một thương hiệu mắc ca nổi tiếng, vườn trồng mắc ca với thương hiệu Hoàng Liên của ông Hùng được gọi là "vườn vàng".

Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với tấm bằng kỹ sư điện, ông Nguyễn Mạnh Hùng (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) được tuyển về làm kỹ sư ở Công ty Điện lực Lạng Sơn.

Thế nhưng từ nhỏ, ông Hùng đã rất ham mê với nông nghiệp, mỗi lần có dịp nghỉ phép hay đi công tác cứ thời gian rảnh ông lại tìm đến các vườn cà phê, hồ tiêu hay các đồi chè… để được thỏa thích nghiên cứu, thăm thú quá trình sản xuất của họ.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: "Tôi là kỹ sư gắn bó với các công trình xây dựng điện gần 40 năm thì về hưu. Nếu cứ hưởng cuộc sống an nhàn, thì cũng được. Nhưng tôi nghĩ mình đang đi làm, mà mình nghỉ hẳn thì rất hụt hẫng. Nên tôi quyết đi tìm mua vườn để làm nông dân".

Theo ông Hùng, trước kia từng sang chơi du lịch ở Trung Quốc, ông được một người bạn giới thiệu làm quen với cây mắc ca. “Đến đây, mình được chủ trang trại mời ăn mắc ca. Lần đầu mình được ăn, quả thực rất ngon. Khi hỏi thăm mới biết, đất nước Trung Quốc rộng lớn như vậy mà chỉ có hai vùng trồng được, mình lại càng tò mò”.

Ấn tượng với loại cây này, do đó khi nghỉ hưu, ông cũng để tâm tìm hiểu. Sau đó, như một cơ duyên, ông được một người bạn giới thiệu cho đám vườn này.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 1.

Khu vườn trồng mắc ca của ông Hùng

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 2.

Ông Hùng gặp rất nhiều khó khăn trong chặng đường chinh phục giống cây “nữ hoàng của hạt khổ” này

"Lúc đầu về nhà trình bày ý định mua vườn, bà vợ tôi nói tôi có bị điên không? Đang nghỉ ngơi sung sướng không thích, biết gì về nông nghiệp mà làm? Rồi anh em họ hàng cũng xúm vào can ngăn, có người còn xúc phạm, đưa ra hàng ngàn lý do thất bại," ông Hùng kể.

Sau một thời gian nghiên cứu, ông Hùng quyết định tìm mua vườn để trồng thử nghiệm mắc ca. Thế là đầu năm 2006 bao nhiêu vốn liếng tích cóp được trong hàng chục năm đi làm xây dựng, ông dồn hết vào mua vườn., ông Hùng bắt tay vào cải tạo vườn và tìm đến nông trường Đông Bắc để mua giống cây mắc ca về trồng.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 3.

“Lúc đó mình mất ăn mất ngủ với vườn mắc ca. Nói thật, đôi lúc cũng lo lắng, không biết quyết định của mình đúng hay sai nữa? Khi vườn mắc ca ra hoa không đậu trái, rồi đậu trái nhưng lại bị rụng, rồi sâu bệnh, Ông Hùng nhớ lại.

Để giải quyết những khó khăn đó, ông Hùng tìm đến các chuyên gia đầu ngành, tìm đến các nhà vườn trồng mắc ca ở trong miền Nam để hỏi về cách chăm sóc cũng như làm thế nào để khi ra hoa là đậu được quả. Bên cạnh hỏi chuyên gia, người có kinh nghiệm, ông Hùng còn tìm tài liệu nước ngoài về trồng mắc ca để tham khảo.

Kiên trì theo đuổi, tự tìm hiểu về tập tính sinh trưởng của cây, thời gian chăm sóc, bón phân, phun thuốc phòng sâu bệnh... đến năm thứ 3, ông Hùng đã thực sự nắm được quy trình chăm sóc loại cây này.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 4.

Ông Hùng tự tay chăm sóc khu vườn của mình.

Năm 2014 quả ngọt cũng đã đến với ông Hùng, lúc này, những cây mắc ca đã ra hoa kết trái ổn định, và cho tỉ lệ hạt khá cao. Bấy giờ, ông mới thở phào nhẹ nhõm khi con đường mình chọn đã đúng. Mùa thu hoạch đầu tiên vườn mắc ca 3 héc ta của ông Hùng thu về 6 tạ, mỗi kg mắc ca thô bán với 80 nghìn đồng.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 5.

Hoa của cây mắc ca.

Sau khi sản lượng mắc ca thu về nhiều thay vì bán thô làm giống, ông Hùng đã nghĩ ra phương án chế biến nhằm tạo thương hiệu riêng cho mắc ca của Lạng Sơn. Theo đó, ông Hùng đã đầu tư công nghệ như máy sấy, máy đập hạt, đóng gói sản phẩm và đặc biệt là chú trọng vào quá trình chăm sóc để hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu mà các siêu thị đưa vào.

Để hoàn thiện cho sản phẩm mắc ca của mình, ông Hùng quyết định thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mắc ca, lấy thương hiệu là Hoàng Liên.

Ông Hùng không chỉ đầu tư giàn sấy, máy dập hạt, máy hút chân không để chế biến sản phẩm mắc ca của nhà mình, mà còn bao tiêu quả mắc ca tươi của bà con nông dân trong vùng trồng với giá 50.000 đồng/kg.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 7.

Năm 2014 quả ngọt cũng đã đến với ông Hùng

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 8.

Năm 2014 quả ngọt cũng đã đến với ông Hùng, mùa thu hoạch đầu tiên vườn mắc ca 3 héc ta của ông Hùng thu về 6 tạ, mỗi kg mắc ca thô bán với 80 nghìn đồng.

Sau khi sản lượng mắc ca thu về nhiều thay vì bán thô làm giống, ông Hùng đã nghĩ ra phương án chế biến nhằm tạo thương hiệu riêng cho mắc ca của Lạng Sơn. Theo đó, ông Hùng đã đầu tư công nghệ như máy sấy, máy đập hạt, đóng gói sản phẩm và đặc biệt là chú trọng vào quá trình chăm sóc để hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu mà các siêu thị đưa vào.

Nhờ chế biến quả tươi ngay từ vườn, những quả mắc ca thương hiệu của ông Hùng giữ được chất lượng hạt tốt nhất.

Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô” - Ảnh 6.

Thương hiệu mắc ca Lạng Sơn được đóng góp bởi những nông dân dám nghĩ dám làm như ông Nguyễn Mạnh Hùng

Mắc ca là một cây trồng mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân dám nghĩ dám làm. Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn đang từng bước nghiên cứu và mở rộng diện tích trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ông Lý Việt Hưng Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Vườn của ông Hùng đang được Sở lựa chọn là một trong những vườn điểm để phát triển trồng mắc ca ở Lạng Sơn."

Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn đã hướng dẫn ông Nguyễn Mạnh Hùng làm thủ tục để công nhận mắc ca Hoàng Liên là sản phẩm OCOP. Từ đó, nâng tầm giá trị của một sản phẩm nông nghiệp mới của tỉnh nhà, xứng đáng với tiềm năng mới mà nông dân xứ Lạng đã mạnh dạn khám phá./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Lạng Sơn: Kỹ sư điện và hành trình chinh phục “nữ hoàng quả khô”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO