Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40

BBT| 24/12/2020 14:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Do tác động của dịch COVID -19, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40 không tổ chức tập trung đại biểu dự các hoạt động như các kỳ Liên hoan trước mà chỉ tập trung chấm thi, xét giải và tổ chức buổi lễ tôn vinh những người làm truyền hình, những tác phẩm truyền hình xuất sắc nhất trong năm.

Theo Ban Tổ chức Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40 đã có 422 tác phẩm, dự thi ở 9 thể loại bao gồm: chương trình dành cho thiếu nhi, phim tài liệu (gồm một tập và dài tập), phóng sự, chương trình chuyên đề - khoa giáo, chương trình đối thoại - tọa đàm, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, chương trình ca múa nhạc, chương trình sân khấu, và phim truyện truyền hình (gồm một tập, ngắn tập và dài tập).

Tại Lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40, Ban Tổ chức đã trao 38 giải Vàng, 63 giải Bạc và 109 Bằng khen cho các tác phẩm dự thi ở 9 thể loại.

Đánh giá về chất lượng tác phẩm dự thi năm nay, theo Ban Tổ chức 422 tác phẩm dự thi ở 9 thể loại chương trình phần lớn có tính báo chí cao, bám sát vào dòng thời sự lớn của đất nước, góp phần phản ánh rất rõ thực tế tác nghiệp ở nhiều địa phương. Số lượng tác phẩm dự thi tuy không bằng các kỳ liên hoan trước nhưng chất lượng và cách thức thể hiện có nhiều tín hiệu khởi sắc. Nhiều tác phẩm mang lại giá trị cao dù chi phí đầu tư thấp. Phương tiện kỹ thuật thể hiện giữa các đài cơ bản không còn khoảng cách.

Các tác phẩm ở thể loại phóng sự đề cập khá cân bằng các mảng tích cực - tiêu cực và điểm sáng là sự đầu tư về chi tiết và hình ảnh. Trong đó, nhiều tác phẩm ấn tượng tập trung ở đề tài về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bão lũ ở miền Trung, xâm ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thể loại phim tài liệu ghi nhận sự thành công của những tác phẩm hướng tới đề tài mang đặc trưng địa phương với cách khai thác đặc thù. Bên cạnh đó, có những tác phẩm đáng chú ý mà gọn ghẽ và tươi mới đến từ những đơn vị không chuyên hoặc mới tham gia làm phim tài liệu.

Các tác phẩm Đối thoại - Tọa đàm chú trọng vào thông điệp sâu sắc, có sức lan tỏa hơn là đầu tư cầu kỳ, phô trương kỹ thuật. Trong đó, nhiều tác phẩm gắn với những sự kiện lớn như kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng, 45 năm ngày thống nhất đất nước... ghi dấu ấn sâu đậm.

Điểm nhấn ở thể loại Chuyên đề - Khoa giáo là các tác phẩm bám sát những vấn đề thời sự, khoa học, môi trường dưới góc nhìn đa chiều, có tính thuyết phục cao.

Phim truyền hình tạo dấu ấn rõ nét với sự đa dạng đề tài từ chính luận chống tham nhũng đến hình sự - tâm lý tội phạm; từ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đến những nội dung mang đậm chất tín ngưỡng, tập tục với dấu ấn văn hóa riêng của các vùng miền.

Các tác phẩm ở thể loại Sân khấu, Ca - Múa - Nhạc được thực hiện với thể nghiệm mới, tạo được cảm xúc mãnh liệt cho người xem…

Đối với chương trình dành cho thiếu nhi: từ thực tế đặt ra yêu cầu cho các đài, các đơn vị sản xuất nội dung truyền hình cần quan tâm hơn nữa để có được những tác phẩm có nội dung hay, bổ ích, hấp dẫn và có bản sắc Việt Nam để chinh phục đối tượng khán giả đặc biệt này.

Thể loại truyền hình tiếng dân tộc cho thấy sự tiến bộ rõ rệt từ các đài địa phương. Nổi bật là các tác phẩm có những cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới; phản ánh và đề xuất những giải pháp để ổn định dân cư trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai...

Lần đầu tiên, tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc, 14 tác phẩm xuất sắc về đề tài Dân tộc - Miền núi được trao giải. Giải thưởng phụ này do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam trao tặng


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ericsson muốn chọn Việt Nam là nơi phát triển các sản phẩm, công nghệ mới
    Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý Nhà nước về thương mại điện tử
    Bộ TT&TT được giao phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan lĩnh vực thương mại điện tử.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Tăng hiệu quả quản lý vận hành bất động sản với ứng dụng PropTech
    Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản đã mở ra một thị trường mới trong lĩnh vực này, thị trường công nghệ BĐS (PropTech), góp phần mang lại lợi ích cho các bên tham gia đầu tư bất động sản.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
Đừng bỏ lỡ
Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO