An toàn thông tin

Lỗ hổng trên những hệ thống điều khiển công nghiệp tăng vọt: Hơn 1/3 chưa được vá 

Hạnh Tâm 04/08/2023 06:15

Nửa đầu năm 2023, 34% lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến các hệ thống điều khiển công nghiệp (Industrial Control System - ICS)  không có bản vá hoặc biện pháp khắc phục, ghi nhận mức tăng đáng kể so với 13% của năm trước.

Theo dữ liệu do công ty giám sát tài sản và an ninh mạng SynSaber, trong nửa đầu năm 2023, tổng cộng có 670 lỗ hổng ICS đã được báo cáo tới cơ quan an ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA), giảm so với 681 lỗ hổng được báo cáo trong nửa đầu năm 2022.

a1(1).jpg

Trong số 670 lỗ hổng có 88 lỗ hổng được xếp hạng nguy cấp, 349 ở mức nghiêm trọng, 215 được xếp hạng trung bình và 18 ở mức độ nghiêm trọng thấp. 227 lỗ hổng chưa được vá so với 88 lỗ hổng chưa được vá trong khi nửa đầu năm 2022.

Theo thông tin từ phía công ty: "Các ngành sản xuất quan trọng (chiếm 37,3% lỗ hổng được báo cáo) và năng lượng (chiếm 24,3% tổng số lỗ hổng được báo cáo) có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất".

Ngoài ra, còn có các ngành dọc đáng chu ý khác dễ bị ảnh hưởng bao gồm: các hệ thống xử lý nước và nước thải, các cơ sở thương mại, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, hóa chất, y tế, thực phẩm, nông nghiệp và các cơ quan của chính phủ.

Ngoài ra, dữ liệu của SynSaber phát hiện một số điểm đáng chú ý khác như sau: Những nhà cung cấp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất quan trọng bao gồm: Mitsubishi Electric (20,5%), Siemens (18,2%) và Rockwell Automation (15,9%); Những nhà cung cấp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng gồm: Hitachi Energy (39,5%), Advantech (10,5%), Delta Electronics và Rockwell Automation (đều 7,9%); Siemens đứng đầu về số lượng lỗ hổng trong nửa đầu năm 2023 với 41 lỗ hổng.

a2(1).jpg

Năm loại lỗ hổng thường gặp là: Vấn đề về sử dụng miễn phí, đọc ngoài giới hạn, xác thực đầu vào không đúng, ghi ngoài giới hạn và race condition (lỗi xảy ra khi có hai hay nhiều yêu cầu truy cập và cùng lúc muốn thay đổi dữ liệu).

Hơn nữa, 84,6% báo cáo lỗ hổng có nguồn gốc từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và nhà cung cấp bảo mật ở Hoa Kỳ, tiếp theo là Trung Quốc, Israel và Nhật Bản. Nghiên cứu độc lập và nghiên cứu hàn lâm lần lượt chiếm 9,4% và 3,9%.

a3.jpg

Công ty cũng chỉ ra: "Các lỗ hổng Forever-Day vẫn là một vấn đề - 6 khuyến nghị CISA cho các sản phẩm của nhà cung cấp ICS đã hết hạn sử dụng với các lỗ hổng nguy cấp không có bản cập nhật, bản vá, bản cập nhật phần cứng/phần mềm/hoặc giải pháp thay thế".

Tuy nhiên, SynSaber lưu ý rằng, chỉ dựa vào những khuyến nghị của CISA, đối v ới ICS là chưa đủ. Các tổ chức cần theo dõi nhiều nguồn thông tin để hiểu rõ hơn về các lỗ hổng có liên quan đến những môi trường của họ.

"Cần thận trọng để hiểu các lỗ hổng trong môi trường mà chúng xuất hiện. Vì mỗi môi trường công nghệ vận hành (OT) của mỗi tổ chức không giống nhau cả về môi trường mục đích sử dụng nên khả năng và mức độ ảnh hưởng mà nó có thể gây ra cho mỗi tổ chức sẽ khác nhau rất nhiều".

Hơn nữa, những phát hiện này được đưa ra khi công ty bảo mật Nozomi Networks tiết lộ "một lượng lớn các dấu hiệu quét mạng trong các cơ sở xử lý nước, những cảnh báo mật khẩu trong ngành vật liệu xây dựng, hoạt động chuyển giao chương trình trong máy móc công nghiệp, và nỗ lực cấy gói giao thức OT trong các mạng dầu khí".

Nozomi Networks cho biết họ phát hiện trung bình 813 cuộc tấn công/ngày nhắm vào các honeypot (một hệ thống tài nguyên thông tin được xây dựng với mục đích giả dạng để đánh lừa những kẻ sử dụng và xâm nhập) của mình, với các địa chỉ IP của kẻ tấn công hàng đầu như từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
Lỗ hổng trên những hệ thống điều khiển công nghiệp tăng vọt: Hơn 1/3 chưa được vá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO