Lời khuyên từ hãng bảo mật Kaspersky để an toàn trước lỗ hổng Heartbleed

03/11/2015 22:35
Theo dõi ICTVietnam trên

“Trái tim rỉ máu” - Heartbleed là một lỗ hổng mã hóa nghiêm trọng trong OpenSSL, thư viện mã hóa được triển khai rộng rãi trên Internet, có thể gây tổn hại đến hàng ngàn trang web. Nhiều nhóm tin tặc đang định lợi dụng lỗ hổng này.

Khi người dùng thiết lập một kết nối được mã hóa đến một trang web, dù đó là Google, Facebook hay ngân hàng trực tuyến, dữ liệu sẽ được mã hóa bằng giao thức SSL/TLS. Nhiều máy chủ web phổ biến sử dụng thư viện OpenSSL có mã nguồn mở để thực hiện công việc này. Vào đầu tuần, những nhà bảo trì OpenSSL đưa ra bản vá cho một lỗi nghiêm trọng trong việc thực thi tính năng TLS gọi là Heartbleed, có khả năng tiết lộ lên đến 64kB bộ nhớ của máy chủ cho kẻ tấn công.

Nói cách khác, lỗ hổng này cho phép bất cứ ai trên Internet đọc bộ nhớ của thiết bị được bảo vệ bởi một phiên bản có lỗ hổng của thư viện. Trong trường hợp xấu nhất, một phần nhỏ của bộ nhớ chứa đựng những thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu hoặc thậm chí là khóa riêng tư (private key) mà máy chủ dùng để duy trì kết nối được mã hóa. Ngoài ra, lỗ hổng Heartbleed không để lại dấu vết nên không có cách nào xác định máy chủ đã bị tấn công và loại dữ liệu đã bị đánh cắp.

Tuy OpenSSL đã được sửa lỗi nhưng không có cách nào để đảm bảo rằng các trang web và những dịch vụ bị ảnh hưởng bởi Heartbleed đang thực thi các bản vá nhằm giảm nhẹ điều này. Hơn nữa, lỗi này khá dễ dàng để khai thác và có thể đã tồn tại trong hai năm qua. Như vậy có nghĩa rằng những chứng nhận bảo mật của nhiều trang phổ biến cũng như dữ liệu nhạy cảm của người dùng bao gồm cả mật khẩu có thể đã bị đánh cắp.

Kurt Baumgartner, một nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab, cho biết: “Kaspersky Lab đã phát hiện bằng chứng hôm thứ hai, ngày 7/4/2014, một vài nhóm tin tặc được cho là có liên quan đến hoạt động gián điệp mạng do nhà nước tài trợ đã chạy các đợt quét (scan) ngay sau khi tin tức về sự cố này nổi lên vào thứ Hai. Vào thứ ba, 8/4/2014, Kaspersky đã xác định được các đợt quét như vậy đến từ hàng chục actor, và số lượng tăng lên vào hôm thứ Tư sau khi Rapid7 phát hành một công cụ miễn phí để thực hiện quét. Điều này thật sự mờ ám và bây giờ dường như mọi người đều có thể làm được việc này.”

Các chuyên gia Kaspersky Lab đưa ra kế hoạch hành động cho người dùng nhằm tránh sự ảnh hưởng của Heartbleed như sau:

Kiểm tra các trang web ưa thích có bị lỗ hổng hay không. Người dùng có thể tìm thấy các công cụ trực tuyến kiểm tra sự hiện diện của các lỗ hổng tại đại chỉ: http://filippo.io/Heartbleed/. Tại đây cũng có danh sách các trang web phổ biến đã được kiểm tra là chống lại các lỗ hổng. Facebook, Google không bị ảnh hưởng nhưng Yahoo, Flickr, Duckduckgo, LastPass, Redtube, OkCupid, 500px và nhiều trang khác có lỗ hổng. Người dùng nên sẵn sàng hành động nếu đã có tài khoản trên các trang này.

Khi chủ sở hữu các trang web sửa chữa các lỗi, họ cần phải xem xét việc tái cấp chứng nhận cho trang. Vì vậy, người dùng cần sẵn sàng theo dõi các chứng chỉ máy chủ và chắc chắn rằng bạn đang sử dụng một chứng chỉ mới, được cấp từ ngày 08/04 trở đi. Để thực hiện điều này, người dùng cần cho phép thu hồi chứng chỉ cũ kiểm tra trên trình duyệt của mình. Điều này sẽ ngăn chặn trình duyệt của người dùng sử dụng giấy chứng nhận cũ. Để kiểm tra ngày phát hành chứng chỉ bằng tay, nhấp chuột vào khóa màu xanh lá cây trong thanh địa chỉ và nhấn vào "Thông tin" liên kết trên thẻ "Kết nối" 

Bước quan trọng nhất - khi máy chủ được vá và giấy chứng nhận được cập nhật thì người dùng phải thay đổi mật khẩu ngay lập tức. Người dùng nên xem xét lại chính sách mật khẩu của mình và có thể kiểm tra mật khẩu mới đủ tốt để sử dụng chưa bằng công cụ Password Checker.

D.T tổnghợp

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Lời khuyên từ hãng bảo mật Kaspersky để an toàn trước lỗ hổng Heartbleed
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO