Chuyển động ICT

“Make in Viet Nam” mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước

PV 10/08/2023 09:13

“Make in Viet Nam” Đây là slogan được Bộ Thông tin và Truyền thông tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước. Thông qua chiến lược “Make in Viet Nam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Theo dự báo của Ericsson, vào năm 2025 khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hút 2/3 nhà sản xuất toàn cầu, trong đó dẫn đầu thuộc về các ngành sản xuất thông minh. Việt Nam cũng được Ericsson đánh giá là một điểm đến hấp dẫn với doanh thu từ công nghiệp 5G ước đạt 1,54 tỷ USD vào năm 2030.

thuc-day-phat-trien-cong-nghiep-ict-viet-nam.jpg

Tại Hội thảo chuyên đề với chủ đề: “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp, công nghệ số theo định hướng Make in Viet Nam” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2023 diễn ra hồi tháng 6/2023.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Từ kinh nghiệm từ một số nước, vùng lãnh thổ châu Á đã thành công trong phát triển công nghiệp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc,… Giai đoạn 1 là gia công lắp ráp để tận dụng ưu thế nguồn nhân lực, chi phí cạnh tranh. Giai đoạn 2 là làm sản phẩm tích hợp, từng bước tham gia chuỗi cung ứng, từng bước quản lý sản xuất, tối ưu hóa quy trình. Giai đoạn 3 là làm sản phẩm, tự chủ một số cong nghệ lõi được xem là nền tảng quan trọng để Việt Nam có thể “cất cánh” vươn lên, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xẫ hội số….

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa cũng cho biết thêm: Việt Nam đang gia công lắp ráp và bắt đầu làm sản phẩm tích hợp sản xuất thông minh sẽ đóng vai trò quan trọng trong tự động hóa các quy trình, giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất và nhanh chóng có sản phẩm đến người dùng. Về lĩnh vực Công nghiệp ICT một sự khởi sắc của các doanh nghiệp (DN) trong nước tiêu biểu như Viettel, VNPT, Trung Nam EMS… đã từng bước làm các sản phẩm sản xuất thông minh, sản phẩm tích hợp. Ông đánh giá rất cao các DN Việt Nam đã chủ động xác định thị trường, phân khúc phù hợp và có bước đầu tư công nghệ bài bản lâu dài.

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2023 tại Hội thảo chuyên đề với chủ đề: “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Viet Nam”. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Báo cáo của CSIRO và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), công bố tháng 3/2021 cho thấy chỉ một phần nhỏ các DN Việt Nam tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo; tỷ lệ DN có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các ngành sản xuất còn rất thấp như: Ngành sản xuất thiết bị điện 17%, ngành sản xuất hóa chất 15%, ngành sản xuất chế biến thực phẩm 9%, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 7%, ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan 6%, ngành dệt may 5%.

Có thể thấy phát triển sản xuất thông minh ở Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, khó khăn và thách thức đan xen. Việt Nam cần tiếp tục phát triển, làm chủ công nghệ sản xuất, đẩy mạnh R&D cũng như thúc đẩy công nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái nội dung số tại Việt Nam hay các chính sách nhằm hỗ trợ các DN, nhất là DN truyền thống, DN sản xuất chuyển đổi sang sản xuất thông minh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số. Ông Sơn nhấn mạnh thêm

Về phía DN theo quan điểm của VNPT, bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của VNPT-IT khẳng định, để phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam nhanh và bền vững, cần có sự kết hợp giữa sức mạnh tự cường và khả năng hợp tác quốc tế, giữa nhà nước mạnh và thị trường mạnh.

Bà Ngọc đã đưa ra 5 đề xuất về chính sách phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam bao gồm: Chính sách ưu đãi cho DN; chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam; xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; thu hút vốn đầu tư FDI; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Bà Đinh Thị Thuý Tổng Giám đốc Công ty CP MISA băn khoăn khi thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với giải pháp Make in Viet Nam. Theo bà Thuý, trong CMCN 4.0, Việt Nam phải làm chủ được những công nghệ mới như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, chuỗi khối (blockchain)… Với lợi thế chịu khó và ham học hỏi, người Việt hoàn toàn có thể nắm bắt được những công nghệ này, nhất là khi không cần đầu tư lớn về tiền bạc. Từ đó, sản xuất ra những sản phẩm, giải pháp thông minh giải quyết bài toán mà khách hàng gặp phải.

Đại diện công ty CP MISA mong muốn Chính phủ có thể hỗ trợ các DN công nghệ số Việt Nam cùng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm chung của các đơn vị liên quan và cho phép DN kết nối, liên thông miễn là đạt những tiêu chuẩn nhất định được Chính phủ quy định, không độc quyền kết nối để đa dạng dữ liệu vì dữ liệu chỉ có giá trị khi được khai thác. Chính phủ định hướng DN nhà nước tập trung làm những nền tảng, hạ tầng mà tư nhân không làm được, tạo bệ phóng cho người dân và DN tư nhân phát triển. Cơ quan quản lý nhà nước, bộ ngành nên tập trung xây dựng thể chế chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn yêu cầu phần mềm do tư nhân phát triển phải đáp ứng thay vì tự phát triển phần mềm.

Có thể thấy khi thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” đặc biệt là giải các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn.

Thông qua chiến lược “Make in Viet Nam”, chúng ta sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi kinh tế toàn cầu, thay vì chỉ gia công và lắp ráp. Điều đó giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Để chiến lược “Make in Viet Namđi vào thực tiễn ngày 12/7 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023. Năm 2023 là năm thứ tư giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” được tổ chức. Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” là Giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông để trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.

Giải thưởng năm nay thời gian nhận đăng ký hồ sơ tham gia Giải thưởng từ ngày 12/7/2023 đến hết ngày 12/10/2023. Hình thức đăng ký và gửi hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Giải thưởng: giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
“Make in Viet Nam” mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO