Truyền thông

Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng 70% trong Quý I/2024

PV 15:18 04/05/2024

Masan ghi nhận doanh thu hợp nhất ở mức 18.855 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ở mức 69,7%.

Điểm nhấn chiến lược

Cụ thể mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (“EBIT” hay “thu nhập trước lãi vay và thuế) tăng trưởng ở mức 69,7% so với cùng kỳ trong quý I/2024 cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Masan Consumer Holdings (“MCH”) đạt doanh thu tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái và mang lại biên lợi nhuận gộp 45,9% trong quý I/2024, tăng 400 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi biên EBITDA ghi nhận 25,3% trong quý I/2024.

WinCommerce (“WCM”) đạt doanh thu thuần tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2024. Theo đó, toàn mạng lưới cửa hàng đạt mức tăng trưởng 5,7% so với cùng kỳ về doanh số bán hàng like for like (“LFL”). Ngoài ra, EBITDA của công ty đã tăng 3,6x so với năm trước, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện và tăng trưởng LFL.

Doanh thu của Masan MEATLife (“MML”) tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2024 nhờ sự đóng góp ngày càng tăng từ phân khúc thịt lợn có thương hiệu, và giá thịt lợn, thịt gia cầm tăng cao. Biên EBITDA cũng được cải thiện lên 6,9% trong quý I/2024, so với 1,7% trong quý I/2023, mang lại EBIT dương cho MML.

10.anh-thumbnail.jpg

Tăng cường và giảm đòn bẩy cho bảng cân đối kế toán của Masan

Được biết Masan đã hoàn tất thành công huy động vốn cổ phần 250 triệu USD từ Bain Capital vào ngày 22/4. Khoản đầu tư này sẽ tăng cường nguồn lực tài chính của Masan, nâng cao tính thanh khoản của công ty với lượng tiền mặt tăng thêm 6.228 tỷ đồng và Nợ ròng /EBITDA ước tính (Pro-forma) giảm về mức 3,7x. Masan tiếp tục tìm kiếm các giải pháp chiến lược thay thế để giảm nợ và từ đó giúp giảm chi phí lãi vay.

Theo báo cáo của công ty vào cuối năm 2023, Masan đã phòng ngừa 100% rủi ro nợ dài hạn bằng đồng USD với các điều khoản hợp lý, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của công ty. Do đó, việc đồng USD tăng giá gần đây không gây ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận hợp nhất của công ty.

Đặc biệt trong quý I/2024, doanh thu hợp nhất của MSN tăng trưởng nhẹ ở mức 18.855 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của mảng kinh doanh tiêu dùng đã giúp bù đắp lại sự sụt giảm của Masan High-Tech Materials (“MHT”). Lợi nhuận thuần sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post – MI) cho thấy động lực tích cực, tăng gấp đôi so với của quý IV/2023.

Mảng kinh doanh tiêu dùng và Techcombank (“TCB”) đều đạt mức tăng trưởng EBITDA mạnh mẽ lần lượt là 31,7% và 27,9%.

The CrownX (“TCX”), nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp của Masan, hợp nhất MCH và WCM, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 14.152 tỷ đồng trong quý I/2024, so với mức 13.300 tỷ đồng trong quý I/2023, nhờ sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ của MCH và WCM lấy lại đà tăng trưởng LFL. EBITDA hợp nhất của TCX đạt 1.950 tỷ đồng trong quý I/2024, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

khach-moi-trai-nghiem-he-thong-cua-hang-win-voi-thong-diep-tron-ven-dieu-ban-can-all-you-need-tai-su-kien-dhdcd-masan-2024..jpg

Duy trì lượng hàng tồn kho dồi dào tại các điểm phân phối

Doanh thu thuần của MCH tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ lên 6.727 tỷ đồng trong quý I/2024. Điều này là nhờ doanh số bán hàng của các ngành hàng khác được cải thiện, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng hai con số được ghi nhận ở ngành hàng Thực phẩm tiện lợi, Đồ uống và Chăm sóc cá nhân tại nhà (“HPC”) với mức tăng lần lượt là 10,3%, 23,4% và 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng hàng tồn kho của MCH vẫn duy trì ở mức ổn định 16 ngày cho thấy sự tăng trưởng lành mạnh. Biên lợi nhuận gộp của MCH duy trì ở mức 45,9% trong quý I/2024, tăng 400 điểm cơ bản so với quý I/2023. Lợi nhuận thuần sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) của MCH tăng 31,5% lên 1.505 tỷ đồng trong quý I/2024 so với mức 1.144 tỷ đồng trong quý I/2023.

BupNon Tea365, sản phẩm trà mới ra mắt, đã ghi nhận những kết quả khả quan ban đầu. Ra mắt vào tháng 11/2023, sản phẩm ghi nhận doanh thu 106 tỷ đồng trong quý I/2024 với tỷ lệ nhà bán lẻ nhập lại hàng gần 60%.

WCM ghi nhận biên EBIT tăng trong quý I/2024, nhóm hàng nhu yếu phẩm tiếp tục đạt lợi nhuận thuần sau thuế dương. Trong quý I/2024, doanh thu thuần của WCM tăng 8,5% so với cùng kỳ lên 7.957 tỷ đồng từ mức 7.335 tỷ đồng của quý I/2023. Sự tăng trưởng của doanh thu thuần được thúc đẩy bởi hoạt động mở thêm nhiều cửa hàng mới, số lượng cửa hàng tăng mạnh từ năm ngoái. Toàn mạng lưới ghi nhận mức tăng trưởng doanh số LFL là 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, siêu thị mini (WinMart+) có doanh thu thuần tăng 11,4%, đạt 5.364 tỷ đồng, siêu thị (WinMart) đạt 2.523 tỷ đồng trong quý I/2024, ghi nhận mức tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng doanh thu LFL trong quý I/2024 của WinMart+ và WinMart lần lượt là 6,4% và 4,2% so với cùng kỳ. Trong quý I/2024, 40 siêu thị mini (“WinMart+” hoặc “WMP”) đã được mở mới trong quý I/2024, nâng tổng số cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc lên 3.667. Biên lợi nhuận ở cấp độ cửa hàng của siêu thị mini được cải thiện so với những năm trước nhờ vào biên lợi nhuận gộp cao hơn và tốc độ tăng trưởng LFL nhanh hơn. Ngoài ra, các mô hình cửa hàng mới như WIN và WinMart+ cho thấy đà tăng trưởng tích cực, tạo ra giá trị khác biệt, góp phần vào cả tăng trưởng LFL và lợi nhuận. Cửa hàng WIN với định hướng “Point of Life” tập trung vào người tiêu dùng thành thị, đạt mức tăng trưởng LFL 7,3% và tỷ lệ thâm nhập của thực phẩm tươi đạt 30,2%. Cửa hàng WinMart+Rural với định hướng tập trung vào việc cung cấp nhiều loại sản phẩm giá rẻ chất lượng, đạt được 11,2 % tăng trưởng LFL. Cả hai nhóm cửa hàng đều mang lại biên lợi nhuận thuần sau thuế dương. Công ty tiếp tục tăng cường triển khai các phát kiến giúp đa dạng hóa dịch vụ và mở rộng thị phần.

Trong quý I/2024, WCM tiếp tục ghi nhận biên lợi nhuận gộp tăng 200 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái lên 24,1% từ mức 22,1% trong quý I/2023. Kết quả tích cực này được đóng góp bởi tổng biên lợi nhuận thương mại (“TCM”) tăng và công tác quản lý chi phí hao hụt được cải thiện. Biên EBITDA tăng 210 điểm cơ bản, đạt 3,1% so với 1,0% trong quý I/2023, phản ánh mức tăng trưởng EBITDA tuyệt đối đáng kể so với cùng kỳ năm trước. WCM đạt biên EBIT -0,1% và lợi nhuận thuần sau thuế hàng nhu yếu phẩm tiếp tục đạt con số dương trong quý I/2024.

MML đạt tăng trưởng doanh thu và EBITDA bền vững nhờ giá thịt lợn, thịt gà tăng và biên lợi nhuận gộp tốt hơn từ mảng thịt chế biến.

Doanh thu của MML tăng lên 1.720 tỷ đồng trong quý I/2024, tăng 7,5% so với 1.600 tỷ đồng trong quý I/2023. Kết quả này đến từ sự tăng trưởng của mảng thịt lợn có thương hiệu và mảng lợn trang trại, tăng tổng cộng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này giúp bù đắp cho sự sụt giảm ở phân khúc gia cầm. Doanh thu từ trang trại gà giảm 29,7% so với cùng kỳ do MML tái cấu trúc các trang trại gà để tối ưu chi phí.

Biên lợi nhuận gộp của MML tăng từ 11,7% trong quý I/2023 lên 23,3% trong quý I/2024 nhờ vào giá thịt lợn và gia cầm tăng cao. Giá thịt lợn đạt khoảng 60.000 đồng/kg vào cuối tháng 3, trong khi giá thịt gà là 34.400 đồng/kg ở miền Bắc và 36.800 đồng/kg ở miền Nam. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện ở các mảng lợn nuôi, gà nuôi và thịt gà do giá cao hơn trong quý I/2024. Mặt khác, mặc dù doanh thu thịt chế biến giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng biên lợi nhuận gộp lại tăng đáng kể từ 26,4% trong quý I/2023 lên 35,7% trong quý I/2024.

Những tích cực này giúp biên EBITDA của MML tăng đáng kể, từ mức 1,7% trong quý I/2023 lên mức 7,2% trong quý I/2024. PLH cải thiện lợi nhuận nhờ tái cấu trúc hệ thống ki-ốt, bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, biên EBITDA của PLH vẫn ổn định ở mức 15,8% trong quý I/2024 nhờ vào nỗ lực tái cấu trúc các ki-ốt hoạt động kém hiệu quả trong WCM, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.

Kết quả kinh doanh của MHT tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nhu cầu khách hàng toàn cầu suy yếu. Tuy nhiên, hoạt động nổ mìn đã được mở lại vào cuối quý I/2024, cho thấy khả năng tăng trưởng tích cực trong thời gian tới của MHT. MHT sẽ tiếp tục bán lượng đồng tồn kho với giá trị thị trường tính đến ngày 31/3/2024 là 90 triệu USD. Trong đó Techcombank (“TCB”), công ty liên kết của Masan, đóng góp 1.229 tỷ đồng vào EBITDA trong quý I/2024, tương ứng mức tăng trưởng 27,9% so với cùng kỳ năm trước. Để biết kết quả chi tiết, vui lòng tham khảo trang web của ngân hàng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng 70% trong Quý I/2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO