Mô hình triển khai hệ thống CNTT lõi cho các tổ chức cỡ vừa và lớn theo kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và điện toán đám mây (phần 1)

03/11/2015 21:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Kiến trúc hướng dịch vụ , SOA (Service Oriented Architecture), tập trung vào giải quyết vấn đề tổ chức tài nguyên CNTT của một tổ chức thành các dịch vụ cơ bản có thể được tái sử dụng trong các dịch vụ nghiệp vụ mới nhắm tăng tính mềm dẻo của kiến trúc hệ thống CNTT và khả năng triển khai nhanh chóng các dịch vụ mới

1.Giới thiệu

luôn cần được thay đổi để cung cấp các dịch vụ mới nhanh chóng, chính xác. Khi đó, hệ thống CNTT của cơ quan, doanh nghiệp cũng cần phải được thay đổi theo một cách nhanh chóng, kịp thời, phù hợp, chính xác.

 Kiến trúc hướng dịch vụ , SOA (Service Oriented Architecture), tập trung vào giải quyết vấn đề tổ chức tài nguyên CNTT của một tổ chức thành các dịch vụ cơ bản có thể được tái sử dụng trong các dịch vụ nghiệp vụ mới nhắm tăng tính mềm dẻo của kiến trúc hệ thống CNTT và khả năng triển khai nhanh chóng các dịch vụ mới [1].  Một trong những đặc tính của điện toán đám mây là tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên điện toán thông qua việc tập trung tài nguyên điện toán. Kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và điện toán đám mây trong một mô hình phù hợp có thể giải quyết được ba vấn đề quyết định trong sử dụng tối ưu tài nguyên CNTT trong một tổ chức.

    Và hiện nay, kiến trúc hướng dịch vụ SOA (Service Oriented Architecture) đang được đánh giá là kiến trúc CNTT nâng cao tính linh hoạt trong khả năng đáp ứng của hệ thống CNTT đối với nghiệp vụ khi quy trình nghiệp vụ có sự thay đổi, tăng khả năng sử dụng lại các dịch vụ có sẵn, giảm chi phí cả về thời gian và nhân lực khi cơ quan, doanh nghiệp cần nâng cấp, sửa đổi hệ thống CNTT cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ mới của mình [2].Vì vậy, việc nghiên cứu kiến trúc hướng dịch vụ vào các hệ thống CNTT của các tổ chức, doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

2.Đề xuất kiến trúc tham khảo

a.  Xác định yêu cầu đối với kiến trúc tham chiếu                                                   

Khi phát triển một hệ thống CNTT, đặc biệt là các hệ thống cỡ lớn, cần có một kiến trúc tham chiếu. Kiến trúc tham chiếu đóng vai trò quan trọng không những về mặt kỹ thuật mà còn về khía cạnh quản lý vì cung cấp thông tin về khoảng trống giữa hiện trạng CNTT và các thành phần cần thiết của hệ thông CNTT của đơn vị.

Kiến trúc được đề xuất cần đáp ứng các mục tiêu sau:

(1)Cho phép các ứng dụng mới và các ứng dụng hiện có hoạt động cùng nhau một cách hợp chuẩn.

(2)Hỗ trợ các cơ chế xây dựng một giao diện chuẩn cho các nguồn dữ liệu đa dạng.

(3)Khả năng sẵn sàng tích hợp cơ sở dữ liệu khác một cách hợp chuẩn.

(4)Hỗ trợ các cơ chế cho việc xây dựng các logic nghiệp vụ cơ bản của các đơn vị trong tổ chức.

(5)Hỗ trợ phối hợp các quy trình nghiệp vụ giao nhau

(6)Giúp đơn vị quản lý một cách dễ dàng các nguồn tài nguyên như dữ liệu và các dịch vụ được triển khai

(7)Cho phép thông tin được chia sẻ trong và ngoài tổ chức một cách hợp chuẩn

(8)Hỗ trợ hạ tầng bảo mật xuyên suốt hiện đại

(9)Cho phép tìm kiếm, giám sát và khám phá tri thức của đơn vị

(10) Đảm bảo tính bền vững của kiến trúc bằng việc sử dụng hướng tiếp cận kiến trúc hiện đại, đưa vào xem xét một cách có hệ thống khả năng mở rộng, tính sẵn sàng, khả năng thích ứng, tính linh hoạt và linh động. 

(Còn nữa)

(((

(

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Mô hình triển khai hệ thống CNTT lõi cho các tổ chức cỡ vừa và lớn theo kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và điện toán đám mây (phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO