ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG XÂY DỰNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CNTT
Từ các phân tích ở trên, bài viết đề xuất xây dựng các chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT ở Việt Nam dựa trên các yếu tố sau: (i) Dựa trên bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống chức danh viên chức trong nước, chức danh chuyên môn nghiệp vụ CNTT của một số nước trên thế giới; (ii) Dựa trên khảo sát thực tiễn và xu thế phát triển ứng dụng CNTT trong CQNN ở Việt Nam. Bộ máy CQNN đã, đang và sẽ dần hoàn thiện tổ chức các đơn vị chuyên trách về CNTT ở Trung ương bao gồm Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc Trung tâm thông tin ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Đảng, Quốc hội; ở địa phương bao gồm Trung tâm CNTT thuộc Văn phòng UBND, Sở TTTT hoặc các Sở, ngành khác; ở cấp quận huyện/phường xã có tổ chuyên trách về CNTT, hiện nay chủ yếu vận hành khai thác bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNTT; (iii) Dựa trên thực tiễn đào tạo CNTT tại các trường, khoa, viện đào tạo CNTT trong nước; và (iv) Dựa trên thực trạng và dự báo trình độ chuyên môn hóa về CNTT trong các CQNN ở Việt Nam thời gian tới.
Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất xây dựng, ban hành 10 chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên môn nghiệp vụ CNTT trong CQNN được mô tả ngắn gọn về chức trách, nhiệm vụ cơ bản như dưới đây.
Kiến trúc viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, chỉ đạo triển khai, trực tiếp triển khai các hoạt động về xây dựng, thiết kế kiến trúc các hệ thống CNTT theo quy mô toàn quốc, toàn ngành, địa phương, đơn vị.
-Có nhiệm vụ xây dựng các kiến trúc tổng thể hoặc kiến trúc chi tiết các hệ thống thông tin cho từng ngành hoặc địa phương, từng cơ quan.
-Chức danh này áp dụng ở các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc đơn vị sự nghiệp làm về CNTT ở các Bộ, ngành và tương đương.
Thiết kế hệ thống viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, chỉ đạo hoặc trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động về phân tích, thiết kế các hệ thống thông tin, hệ cơ sở dữ liệu, các hệ thống ứng dụng CNTT, phần mềm ứng dụng CNTT theo quy mô toàn quốc, toàn ngành, địa phương, đơn vị hoặc theo yêu cầu.
-Nhiệm vụ chủ yếu là phân tích, thiết kế các hệ thống thông tin, hệ CSDL hoặc các hệ phần mềm ứng dụng.
-Chức danh này áp dụng ở các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc đơn vị sự nghiệp làm về CNTT ở các Bộ, ngành và tương đương.
Quản trị viên về mạng
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, chỉ đạo, trực tiếp triển khai các hoạt động về thiết kế, duy trì, quản lý, vận hành các hệ thống mạng thông tin, mạng máy tính.
-Nhiệm vụ chính là quản lý, bảo hành, sửa chữa các hệ thống phần cứng, hệ thống mạng của ngành, hoặc từng cơ quan, đơn vị cụ thể.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc đơn vị sự nghiệp CNTT, đơn vị sự nghiệp công có mạng máy tính ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp CNTT, các đơn vị sự nghiệp công khác có trang bị mạng máy tính ở các địa phương.
Quản trị viên cơ sở dữ liệu
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, chỉ đạo, trực tiếp triển khai các hoạt động về duy trì, quản lý, vận hành các hệ thống CSDL.
-Nhiệm vụ chính là quản lý, bảo hành các hệ thống CSDL của từng ngành, hoặc từng đơn vị cụ thể.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc đơn vị sự nghiệp CNTT, đơn vị sự nghiệp công có mạng máy tính ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp CNTT, các đơn vị sự nghiệp công khác có trang bị mạng máy tính ở các địa phương
An toàn viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì, tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu, thông tin cho hệ thống thông tin, hệ CSDL.
-Có nhiệm vụ chuyên trách, bảo hành, bảo dưỡng về an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, hệ CSDL tại các trung tâm; định hướng và tham mưu cho lãnh đạo về công tác an toàn, an ninh các hệ thống CNTT.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc đơn vị sự nghiệp CNTT, đơn vị sự nghiệp công có mạng máy tính ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp CNTT, các đơn vị sự nghiệp công khác có trang bị mạng máy tính ở các địa phương.
Tư vấn viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm tư vấn cho lãnh đạo, triển khai nghiên cứu về phát triển và ứng dụng CNTT và tư vấn về hoạt động duy trì, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin trong thực tế.
-Có nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạo triển khai ứng dụng CNTT cho ngành, đơn vị gồm phần cứng, phần mềm, triển khai các dự án ứng dụng CNTT.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Đơn vị chuyên trách về CNTT ở các Bộ, ngành; (ii) Đơn vị chuyên trách về CNTT ở địa phương (Sở TTTT); (iii) Trung tâm CNTT (chuyên làm về kỹ thuật CNTT) hoặc đơn vị sự nghiệp làm về CNTT ở các Bộ, ngành và địa phương.
Lập trình viên
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, triển khai phân tích các thiết kế hệ thống thông tin, hệ CSDL, chương trình phần mềm ứng dụng và triển khai lập trình các hệ thống đó theo yêu cầu.
-Có nhiệm vụ lập chương trình các hệ thống ứng dụng theo các thiết kế.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT hoặc đơn vị sự nghiệp CNTT, đơn vị sự nghiệp công có mạng máy tính ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp CNTT, các đơn vị sự nghiệp công khác có trang bị mạng máy tính ở các địa phương.
Kiểm thử viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức, triển khai kiểm thử và thẩm định tính đúng đắn của các thiết kế, các chương trình thể hiện các hệ thống thông tin, hệ CSDL và các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu.
-Có nhiệm vụ kiểm tra các thiết kế, các chương trình ứng dụng để phát hiện các sai sót trong quá trình, thiết kế, lập trình...
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT (chuyên làm về kỹ thuật CNTT) hoặc đơn vị sự nghiệp làm về CNTT ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp về CNTT ở các địa phương.
Kiểm định viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì, tổ chức, triển khai kiểm định chất lượng sản phẩm của các dự án CNTT.
-Có nhiệm vụ đánh giá, kiểm tra , nghiệm thu các sản phẩm CNTT.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT (chuyên làm về kỹ thuật CNTT) hoặc đơn vị sự nghiệp làm về CNTT ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp về CNTT ở các địa phương.
Vận hành viên CNTT
-Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo hành, bảo dưỡng các thiết bị CNTT thuộc đơn vị.
-Có nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị CNTT của cơ quan, đơn vị.
-Chức danh này áp dụng ở: (i) Các đơn vị chuyên trách về CNTT, Cục CNTT, Trung tâm CNTT (chuyên làm về kỹ thuật CNTT) hoặc đơn vị sự nghiệp làm về CNTT ở các Bộ, ngành và tương đương; (ii) Các trung tâm CNTT, các đơn vị sự nghiệp công khác có trang bị máy tính ở các địa phương.
Trên đây bài viết đã trình bày các khái niệm về chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT, phân tích sự cần thiết xây dựng các chức danh này và đề xuất 10 chức danh kèm theo mô tả ngắn gọn về chức trách, nhiệm vụ và vị trí việc làm cho mỗi chức danh. Hy vọng các cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu, ban hành các chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT cùng các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, quy chế đánh giá, bổ nhiệm cũng như chế độ đãi ngộ. Có chính danh như vậy mới khẳng định được vai trò quan trọng, động viên khuyến khích cán bộ chuyên trách CNTT trong CQNN nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần tích cực thúc đẩy ứng dụng CNTT trong CQNN nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Tài liệu tham khảo
[1].Luật Viên chức.
[2].Báo cáo Ứng dụng CNTT năm 2012 của Cục Ứng dụng CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông).
[3].www.bls.gov.
[4].Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
[5].Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
[6].Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
[7].Quyết định 1204/QĐ-BNV ngày 19 tháng 11 năm 2012 quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý của Bộ Nội vụ.
[8].Quyết định 11/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa học và công nghệ.
[9].Việt Nam ICT Index, Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Hội tin học Việt Nam.
ThS. Tô Hồng Nam
(TCTTTT Kỳ 2/8/2014)