Một số kết quả nổi bật trong hoạt động phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương năm 2020

BBT| 23/12/2020 14:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) tỉnh Bình Dương luôn tuân thủ và bảo đảm không để xảy ra vi phạm Luật Báo chí năm 2016; Đài luôn chú trọng thực hiện quy định pháp luật quản lý báo chí, trong đó có Thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định chi tiết khoản 2 Điều 46 Luật trẻ em.

Theo đó, trong quá trình thực hiện tin, bài, phóng sự trên sóng phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử và các sản phẩm báo chí khác, Đài thực hiện nghiêm túc quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; các yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em. Sản phẩm phát thanh, truyền hình vừa bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Giấy phép vừa bảo đảm tính tích cực xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương cũng như cả nước.

Một số kết quả nổi bật trong hoạt động phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương năm 2020 - Ảnh 1.

Trụ sở của Đài PTTH Bình Dương.

Năm 2020, Đài PTTH Bình Dương đã thực hiện thực hiện lồng ghép trong các chương trình thời sự hàng ngày, tổng cộng thực hiện hơn 1.000 tin; 730 ghi nhanh, ghi nhận, phỏng vấn, bình luận; 460 phóng sự; 96 phóng sự tài liệu (Theo dòng thời sự), 15 phim tài liệu (Dọc đường quê hương), 156 chuyên đề (Tiêu Điểm, An toàn giao thông, Bản tin kinh tế) tuyên truyền các chỉ đạo của Đảng, nhà nước; các sự kiện và sinh hoạt chính trị quan trọng; các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...

Bên cạnh đó, Đài PTTH Bình Dương đã thực hiện gần 1.500 tin; trên 300 phóng sự/phản ánh/ghi nhận; hơn 10 chuyên đề Tiêu điểm/Theo dòng thời sự; 02 Phim tài liệu phản ánh toàn diện về dịch COVID-19.

Ngoài ra, Đài PTTH Bình Dương đã thực hiện tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; đấu tranh chống các thông tin xấu, độc trên môi trường mạng internet với 145 tin (mỗi tin 1 phút); 285 phóng sự/Ghi nhận (mỗi PS/GN 4 phút); 90 tin Điểm báo; 52 Chuyên đề Đưa Nghị quyết Đảng vào cuộc sống. Tổng thời lượng: 1.440 phút. Trong năm 2020, Đài đã thực hiện 45 tin (mỗi tin 1 phút), 35 phóng sự (mỗi phóng sự 3 phút); 01 chuyên đề Tiêu điểm (15 phút); Tổng thời lượng: 180 phút về các vấn đề dân sinh; giá cả thị trường; an toàn thực phẩm; phòng, chống thiên tai bão lũ; an toàn giao thông; phòng, chống cháy nổ....

Theo báo cáo của Đài PTTH Bình Dương, năm 2020, Đài đã thực hiện sản xuất và phát sóng như sau:

1. Kênh phát thanh FM, tần số 92,5MHz: Là kênh thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính nhân dân tỉnh; Thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương và những vấn đề quan trọng của đất nướ; góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Thời gian phát sóng: Từ 4 giờ 00’ đến 0 giờ 35’; thời lượng phát sóng: 20 giờ 35 phút/ngày; thời lượng chương trình tự sản xuất trung bình trong 1 ngày: 19 giờ 35 phút/ngày. Số giờ phát mới trung bình là 16 giờ/ngày, tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 5840 giờ.

2. BTV1: Là kênh thông tin tổng hợp trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tổng số giờ phát sóng là 24 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 14 giờ/ngày; Số giờ phát mới trung bình là 12 giờ 30 phút/ngày; số giờ phát lại là 11 giờ 30 phút/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 4.562 giờ.

3. BTV2: Nội dung các chương trình được sản xuất mang tính phổ biến kiến thức. Tổng số giờ phát sóng là 18 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 14 giờ/ngày. Số giờ phát mới trung bình là 10 giờ/ngày; số giờ phát lại là 8 giờ/ ngày, tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 3.650 giờ.

4. BTV3: Chương trình truyền hình kinh tế và xã hội, văn hóa và giải trí. Tổng số giờ phát sóng là 18 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 9 giờ/ngày Số giờ phát mới trung bình là 12 giờ/ngày; số giờ phát lại là 8 giờ/ ngày. tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 4380 giờ.

5. BTV4: Chương trình hướng đến mục tiêu đem đến cho khán giả những bộ phim hay của điện ảnh Việt Nam và thế giới. Tổng số giờ phát sóng là 18 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 8 giờ/ngày. Số giờ phát mới trung bình là 9 giờ/ngày; số giờ phát lại là 9 giờ/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 3285 giờ.

6. BTV5: Chương trình thể thao chuyên nghiệp, góp phần nâng cao thành tích thể thao địa phương và cả nước. Tổng số giờ phát sóng là 18 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 9 giờ/ngày. Số giờ phát mới trung bình là 10 giờ/ngày; số giờ phát lại là 8 giờ/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 3.650 giờ.

7. BTV6: Thông tin về các hoạt động âm nhạc và giải trí, thực hiện các chương trình âm nhạc và các chương trình giải trí khác liên quan đến âm nhạc nhằm tạo môi trường giải trí vui tươi, thân thiện, lành mạnh và mang tính định hướng cho giới trẻ. Tổng số giờ phát sóng là 24 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 02 giờ/ngày; Số giờ phát mới trung bình là 12 giờ/ngày; số giờ phát lại là 12 giờ/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 4.380 giờ.

8. BTV9: Thông tin chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, tôn giáo; Thông tin về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng; Các phương pháp rèn luyện sức khỏe. Tổng số giờ phát sóng là 18 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 04 giờ /ngày; Số giờ phát mới trung bình là 7 giờ/ngày; số giờ phát lại là 11 giờ/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 2.555 giờ.

9. BTV10: Thông tin về các hoạt động, sự kiện thể thao trong nước và quốc tế, các sự kiện thể thao quần chúng, các giải đấu, trận đấu thể thao, bình luận chuyên sâu các vấn đề, sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm của khán giả, các chương trình rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Tổng số giờ phát sóng là 18 giờ/ngày; Chương trình tự sản xuất trung bình 6,5 giờ /ngày; Số giờ phát mới trung bình là 7 giờ/ngày; số giờ phát lại là 11 giờ/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 2.555 giờ.

10. BTV11: Là kênh mua sắm trên truyền hình.Tổng số giờ phát sóng là 24giờ/ngày; Số giờ phát mới trung bình là 12giờ/ngày; số giờ phát lại là 12 giờ/ngày. Tổng số giờ chương trình phát mới trong năm là 4.380 giờ.

Về Phim truyện trên BTV1: Đã phát 3.060 tập, trong đó có 636 tập phim Việt Nam và 936 tập phim sitcom Việt Nam (chiếm 52%) và 1488 tập phim nước ngoài (chiếm tỷ lệ 48%). Biên tập và phát sóng 4.152 tập phim trên kênh BTV2, trong đó có 1612 tập phim Việt Nam (chiếm tỷ lệ 38.9%), 2.540 tập phim nước ngoài (chiếm tỷ lệ 61.1%). Về Kênh Phim chọn lọc BTV4: thời lượng chương trình phát mới trung bình 9 giờ/ngày, trong đó phim Việt Nam chiếm tỷ lệ gần 46%.

- Về hoạt động liên kết chương trình/kênh chương trình.

Số lượng các kênh chương trình liên kết toàn bộ kênh: 03

+ Kênh BTV9: Liên kết với Công ty Cổ phần viễn thông, truyền thông và giáo dục Trúc Lâm (trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

+ Kênh BTV10: Liên kết với Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu-AVG.

+ Kênh BTV11: Liên kết với Công ty TNHH Truyền thông và Thương mại HD.

Đài PTTH Bình Dương còn liên kết sản xuất một số chương trình truyền hình trên kênh BTV5.

- Tổng số giờ phát sóng chương trình liên kết trong 01 năm: 4.380 giờ/năm.

- Tổng số giờ phát sóng quảng cáo trong năm 2020: 7.234 phút (tức 120,5 giờ).

Năm 2020, Đài PTTH Bình Dương đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền nhân dân tỉnh Bình Dương; góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh.



Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Một số kết quả nổi bật trong hoạt động phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO