Chuyển đổi số

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tăng, doanh nghiệp vẫn khó tự mình thực hiện

Anh Minh 17:22 09/04/2024

Các doanh nghiệp (DN) dù có đủ nhận thức, kiến thức về chuyển đổi số (CĐS) nhưng lại khó có thể tự mình thực hiện quá trình thay đổi mang tính toàn diện này.

Ngày 9/4/2024, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ đã công bố báo cáo thường niên CĐS DN 2023 "Thúc đẩy CĐS, chuyển đổi xanh".

Báo cáo là ấn phẩm thường niên trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025 do Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai. Với sự hỗ trợ của chính phủ Đức thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ, báo cáo 2023 tập trung vào “Chuyển đổi kép” – CĐS song song với chuyển đổi xanh.

anh-1.jpg
Công bố Báo cáo thường niên CĐS DN 2023: Thúc đẩy CĐS, Chuyển đổi xanh.

Phát biểu tại sự kiện, ông Dennis Quennet, Giám đốc Phát triển Kinh tế Bền vững tại GIZ Việt Nam, hy vọng báo cáo sẽ trở thành một nguồn thông tin quý giá cho các DN và những người hoạch định chính sách tại Việt Nam.

“Tôi tin rằng việc nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin rất quan trọng để các DN có thể phát triển và điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình. Hiện nay quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều công nghệ mới ra đời và tác động lớn đến đời sống, kinh doanh. Bên cạnh đó là các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường", ông Dennis Quennet nói.

Theo ông Dennis Quennet, các chính phủ sẽ có nhiều khung pháp lý mà các DN cần xem xét để điều chỉnh theo hướng phù hợp, thân thiện với môi trường. Mô hình kinh doanh bền vững cũng ngày càng trở thành một yêu cầu của người tiêu dùng và chuỗi cung ứng nói chung. "Vì vậy, đã đến lúc điều chỉnh các mô hình kinh doanh theo hướng đó”, đại diện GIZ Việt Nam khẳng định.

dannis.jpg
Ông Dennis Quennet, Giám đốc Phát triển Kinh tế Bền vững tại GIZ Việt Nam: "Tôi tin rằng việc nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin rất quan trọng để các DN có thể phát triển và điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình".

Ấn phẩm báo cáo thường niên CĐS DN năm 2023 cung cấp bức tranh tổng thể và cập nhật về tình hình CĐS trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như giúp DN có thêm nhiều góc nhìn đa chiều về xu hướng chuyển đổi kép, một xu hướng đang được các DN trên thế giới thực hiện trong quá trình CĐS.

Báo cáo đưa ra khái niệm và xu hướng của chuyển đổi kép diễn ra trên toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng DN và Chính phủ. Ngoài ra, báo cáo cũng tiếp tục công bố các số liệu thường niên về mức độ sẵn sàng CĐS của DN và những nỗ lực của Chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế để thúc đẩy CĐS, chuyển đổi xanh tại Việt Nam trong năm vừa qua.

DN dù có đủ nhận thức, kiến thức về CĐS vẫn khó tự mình thực hiện

Trên thế giới, thuật ngữ "chuyển đổi kép" đang trở nên ngày càng quan trọng với các sáng kiến xoay quanh 03 trụ cột chính: Tăng năng suất và hiệu quả kinh tế một cách bền vững; Tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu; Giảm thiểu hoặc loại bỏ tối đa lượng khí thải nhà kính.

Tại Việt Nam, công nghệ số và CĐS cũng được kỳ vọng là động lực thúc đẩy thành công mô hình kinh tế xanh, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh. Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, trong thời gian vừa qua, tác động của các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn tài nguyên môi trường đã gây ra nhiều trở ngại cho các DN tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

“Điều này đã tạo động lực mạnh mẽ để các DN tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững. Cùng với xu thế phát triển đó, việc kết hợp CĐS với chuyển đổi xanh, hay còn gọi là “Chuyển đổi kép”, không chỉ đảm bảo mục tiêu kinh doanh của DN mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho cả DN và xã hội”, ông Nguyễn Đức Trung nói.

ong-nguyen-duc-trung-anh-2.jpg
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục phát triển DN: "Chuyển đổi Kép không chỉ đảm bảo mục tiêu kinh doanh của DN mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho cả DN và xã hội”.

Về mức độ sẵn sàng CĐS của các DN (chủ yếu là DN nhỏ và vừa) năm 2023, báo cáo cho thấy các DN đang tích cực, chủ động tìm hiểu, cập nhật, tiếp cận các xu hướng, giải pháp và sáng kiến công nghệ để ứng dụng vào hoạt động của DN.

Kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng ghi nhận sự cải thiện đáng kể về điểm, đều đạt ngưỡng điểm trên trung bình (>2,5) với mức tăng từ 0,7 – 1,4 điểm so với năm trước. Điều này cho thấy DN hoạt động trong mọi lĩnh vực đều đã và đang nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của CĐS, chủ động tích hợp các mục tiêu CĐS vào chiến lược phát triển của mình cũng như tăng cường nguồn lực cần thiết. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy DN ở tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng cho bước tiến CĐS mang tính đột phá và toàn diện này.

Tuy vậy, sự hạn chế trong việc chuẩn hóa hệ thống quy trình, chính sách hoạt động, khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích dữ liệu, kết nối hạ tầng, hệ thống CNTT cũng như nguồn lực đầu tư của DN nhỏ và vừa dẫn tới mức độ sẵn sàng CĐS trên các khía cạnh chuỗi cung ứng và hệ thống CNTT & quản trị dữ liệu hiện ở ngưỡng thấp nhất.

Hơn nữa, các DN dù có đủ nhận thức, kiến thức về CĐS nhưng lại khó có thể tự mình thực hiện quá trình thay đổi mang tính toàn diện này. Vì vậy, việc có những chính sách, chương trình hỗ trợ, tư vấn về lộ trình CĐS, hỗ trợ ứng dụng giải pháp CĐS phù hợp là thực sự cần thiết để DN bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.

Theo ông Nguyễn Đức Trung, trong giai đoạn 2021-2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đầu mối là Cục Phát triển DN) đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, các tổ chức trong nước và quốc tế triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung vào phổ cập, nâng cao nhận thức về CĐS của các DN tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước./.

Với Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều DN đã xác định lộ trình CĐS và bắt đầu bước vào giai đoạn số hóa dữ liệu, chuẩn hóa quy trình, ứng dụng công nghệ số/công nghệ thông tin. Với kết quả đã đạt được, 2021-2023 là giai đoạn quan trọng của Chương trình, đánh dấu bằng kết quả nâng cao nhận thức và năng lực CĐS của DN Việt Nam, tạo bản lề để chuyển tiếp đến giai đoạn tiếp theo tập trung hơn vào hiệu quả, chiều sâu.

Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với xu thế CĐS, với cam kết của Việt Nam và xu thế quốc tế về chuyển đổi xanh, bền vững, các DN Việt Nam sẽ cùng lúc cần thực hiện cả 2 sự chuyển dịch trên, vừa để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng chính là xu thế “Chuyển đổi kép” đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tăng, doanh nghiệp vẫn khó tự mình thực hiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO