Mỹ muốn... xóa sổ Facebook

Bảo Bình| 12/01/2021 15:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Hàng chục bang và chính phủ liên bang tại Mỹ đang đệ đơn kiện Facebook trong hai vụkiện chống độc quyền, cáo buộc gã khổng lồ truyền thông xã hội lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường kỹ thuật số và tham gia vào các hành vi chống cạnh tranh.

Tìm kiếm án phạt nhằm xóa sổ Facebook

Mỹ muốn... xóa sổ Facebook - Ảnh 1.

Đặcbiệt,ỦybanThươngmạiLiênbang(FTC)đangyêucầutòaánralệnhcấmvĩnhviễnFacebook.ÁnphạtnàysẽbuộcFacebookphảithoáivốntàisản,baogồmcảtrongInstagramWhatsApp,xóasổmạnghộiFacebookchúngtabiếtngàynay.KhôngchỉFTC,cácbangcũngkêugọixóasổmạnghộiFacebooknếucầnthiết.

IanConner,GiámđốcCụcCạnhtranhcủaFTC,chobiết:"MạnghộitrungtâmcuộcsốngcủahàngtriệungườiMỹ.CáchànhđộnglôikéoduytrìsựđộcquyềncủaFacebookkhiếnngườitiêudùngthiệtthòigócđộcạnhtranh.MụcđíchcủachúngtôingănchặncáchànhviphảncạnhtranhcủaFacebookkhôiphụctínhcạnhtranh,từđóduytrìsựđổimớichophépcạnhtranhtựdonhằmhướngtớisựpháttriểnhơnnữa".

Cácvụkiệndiễnrasongsong,trongnhiềuthángliền,chothấytậpđoànquyềnlựcnhấtThunglũng Silicon đang đối mặt với một thách thức chưa từng. Đơn kiện nhắm thẳng vào việc Facebook thâu tóm và kiểm soát Instagram và WhatsApp, hai dịch vụ quan trọng trong đế chế truyền thông xã hội của hãng. Năm 2012, Facebook thông báo mua Instagram với giá 1 tỷ USD; hai năm sau, hãng thông báo mua lại WhatsApp trị giá 19 tỷ USD. Các vụ kiện chống lại Facebook này đã diễn ra được khoảng 14 tháng kể từ khi Tổng chưởng lý New York Letitia James thông báo văn phòng của bà đang dẫn đầu một nhóm luật sư điều tra các hành vi phản cạnh tranh tiềm ẩn của Facebook.

Mới đây, hơn 40 tổng chưởng lý cuối cùng đã ký vào đơn khiếu nại. Trong khi đó, FTC đã tiến hành cuộc điều tra chống độc quyền của riêng mình đối với Facebook kể từ tháng 6/2019.

"Trong gần một thập kỷ, Facebook đã sử dụng sự thống trị và sức mạnh độc quyền của mình để đè bẹp các đối thủ nhỏ hơn và loại bỏ cạnh tranh", James nói trong cuộc họp báo mới đây. "Bằng cách sử dụng kho dữ liệu và tiền bạc khổng lồ của mình, Facebook đã bóp nghẹt hoặc cản trở những gì công ty cho là mối đe dọa tiềm ẩn".

Đơn kiện cấp quốc gia yêu cầu tòa án phải có hành động về các thương vụ mua bán của Facebook, bởi vì các doanh nghiệp phải thông báo cho các quan chức nhà nước về mọi thương vụ thâu tóm có giá trị từ 10 triệu USD trở lên.

William Kovacic, cựu chủ tịch FTC, cho biết mặc dù các nhà quản lý có thể không phản đối các giao dịch WhatsApp và Instagram vào thời điểm đó, nhưng các cơ quan giám sát cạnh tranh có mọi quyền thay đổi ý kiến của họ trước những bằng chứng mới.

Ông nói: "Không có quy định nào trong luật sáp nhập của Mỹ nói rằng cơ quan quản lý không thể đề xuất loại bỏ một thỏa thuận thương mại khi họ xem xét thương vụ đó trong tương lai".

Mũi nhọn điều tra nhắm vào Facebook liên quan đến các thương vụ mà Facebook đã mua để xây  dựng một lượng khán giả khổng lồ. Theo báo cáo tài chính của Facebook, hiện Facebook có tổng cộng hơn 3 tỷ người dùng trên các danh mục ứng dụng của mình. Sự thống trị đó đã đặt ra câu hỏi cho một số chuyên gia pháp lý, bao gồm cả các nhà lập pháp Mỹ, về việc liệu CEO Facebook Mark Zuckerberg có đặt ra mục tiêu vô hiệu hóa mọi nguy cơ cạnh tranh bằng cách nuốt chửng chúng (mua luôn đối thủ cạnh tranh) hay không.

Facebook đã chuẩn bị kỹ lưỡng để đối đầu chính quyền

Khi cuộc chiến của chính quyền Washington với Facebook ngày càng lớn, thì Facebook cũng đã có nhiều năm để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu.

Facebook chuyển sang tích hợp chặt chẽ các ứng dụng của mình ở cấp độ kỹ thuật, một quyết định mà một số nhà phê bình cho là chiến lược làm nản lòng bất kỳ ai muốn xóa sổ Facebook. Facebook cũng tăng cường thuê luật sư có kinh nghiệm chống độc quyền và kiện tụng. Và công ty cũng điều chỉnh các quan điểm của mình, giải quyết câu chuyện bằng cách tỏ ra Facebook hoan nghênh mọi quy định nhưng cho rằng việc chính quyền gây áp lực quá mạnh có thể mang lại cho các quốc gia khác, như Trung Quốc chẳng hạn, một lợi thế cạnh tranh để vượt Mỹ trong lĩnh vực công nghệ hiện đang phát triển rất nhanh.

Thời báo New York cho rằng Facebook sẽ dùng quyền lực khổng lồ của họ để chiến đấu với các nhà quản lý. Một phép so sánh, chính quyền chỉ có khoảng 1.100 nhân viên và ngân sách nhỏ hẹp tầm 330 triệu USD. Trái lại, doanh thu Facebook tăng mạnh lên 21,5 tỷ USD trong quý gần đây nhất! Facebook trở thành công ty công nghệ toàn cầu thứ hai bị các quan chức chính phủ Mỹ và tiểu bang đưa ra tòa trong năm nay vì lo ngại về chống độc quyền.

Vào tháng 10, Bộ Tư pháp và 11 tiểu bang đã đệ đơn kiện Google, cáo buộc Google kìm hãm sự cạnh tranh để duy trì vị thế mạnh mẽ của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo tìm kiếm. (Google đã gọi vụ kiện là "một thiếu sót sâu sắc" và người tiêu dùng sử dụng nền tảng của Google vì họ chọn chứ không phải vì họ bị ép buộc.) Trước đó, một vụ kiện chống độc quyền công nghệ lớn cuối cùng chính là vụ kiện quan trọng của chính phủ Mỹ chống lại Microsoft vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000.

Facebook và Google không phải là những công ty công nghệ duy nhất "được" các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Các quan chức Mỹngày càng siết chặt kiểm tra toàn bộ lĩnh vực công nghệ có hành vi phản cạnh tranh tiềm ẩn, tập trung đặc biệt vào bốn công ty lớn hiện đang có mặt gần như mọi ngõ ngách trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài Google và Facebook, còn có Apple với hành vi thao túng trên hệ sinh thái ứng dụng iOS và Amazon với ảnh hưởng lớn áp lên những người bán hàng độc lập trên nền tảng thương mại điện tử của mình.


Trong trường hợp của Facebook, các quan chức chính phủ sẽ cần phải chứng minh trước tòa rằng hành vi sai trái bị cáo buộc của công ty đã dẫn đến những tác hại có thể đo lường được đối với người tiêu dùng hoặc cạnh tranh trong thế giới thực, Hal Singer, nhà kinh tế và chuyên gia chống độc quyền tại Viện Chính sách Công của Đại học George Washington cho biết.


Theo đơn kiện, hành vi sai trái của Facebook khiến người tiêu dùng tổn hại. Một mặt, người dùng Internet có ít lựa chọn hơn trong số các nền tảng truyền thông xã hội và trải nghiệm kém hơn. Mặt khác, vì Facebook, ngành công nghệ sẽ "giảm đầu tư vào các dịch vụ có khả năng cạnh tranh".


Trong một cáo buộc quan trọng khác, các quan chức nhà nước cho biết Facebook đã mở nền tảng của mình cho các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba để thu hút họ vào quỹ đạo của công ty, sau đó lại cắt quyền truy cập của họ vào các dịch vụ của Facebook nếu hãng nhận thấy họ là một mối đe dọa cạnh tranh. Singer nói rằng nếu Facebook cuối cùng bị coi là vi phạm luật, công ty có thể cố gắng ngăn chặn lệnh xóa sổ bằng cách lập luận rằng các dịch vụ của họ được tích hợp quá chặt chẽ, không thể phá bỏ. Tuy nhiên, ông nói, mọi việc sẽ tùy thuộc vào các tòa án xác định xem đó có phải là một lập luận thuyết phục hay không.


Trường hợp của Microsoft cho thấy, các vụ kiện chống độc quyền có thể mất nhiều năm để giải quyết. Nhưng cuối cùng chúng cũng mang lại tác động to lớn. Tương tự, phán quyết của tòa án về việc xóa sổ Facebook hoặc áp đặt các giới hạn hành vi nhất định có thể có ảnh hưởng rộng rãi đến các công ty khởi nghiệp mới - và những sản phẩm mà người tiêu dùng nhìn thấy trên thị trường.


Theo bình luận của trang The New York Times, đã đến lúc chính quyền Mỹ rút lại quyền lực mà Facebook và các người khổng lồ công nghệ đang nắm giữ.


"Đã đến lúc rồi, dù đó là cuộc chiến kéo dài 22 năm", The New York Times viết, đề cập đến vụ kiện chống lại Microsoft năm 1998. Đó là hành vi pháp lý cuối cùng mà chính phủ thực hiện để ngăn ngừa sự lớn mạnh quá sức kiểm soát của một tập đoàn công nghệ. Hiện nay, các nhà sáng lập 3 công ty công nghệ lớn của Mỹ là Google, Facebook và Amazon đang nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới 


(Bài đăng trên tạp chí  TT&TT số 17+18 tháng 12/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Mỹ muốn... xóa sổ Facebook
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO