Kể từ năm 2009 khi mạng LTE thương mại hóa đầu tiên đi vào hoạt động đến tháng 1/2015 số lượng các nhà cung cấp dịch vụ 4G đã tăng lên 352 và tổng số lượng kết nối cũng đã tăng hơn gấp đôi từ 200 triệu kết nối năm 2013 lên 490 triệu kết nối vào tháng 12/2014 – chiếm 7% tổng số kết nối di động trên toàn thế giới.
Bảng thống kê số lượng kết nối 4G tại mỗi khu vực
Tính đến cuối năm 2014, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 47% số lượng kết nối 4G, tập trung chủ yếu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Khu vực Bắc Mỹ đứng thứ hai với 44%.
Cũng theo dự báo của GSMA, tổng số lượng kết nối 4G sẽ tăng lên 875 triệu, chiếm 12% tổng số kết nối di động toàn cầu. Theo đó, mạng 4G sẽ trở thành công nghệ có mức độ thu hút và chuyển dịch thuê bao nhanh nhất trong lịch sử với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2014 – 2020 đạt 30%/năm.
GSMA cũng chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa tỉ lệ thâm nhập của mạng 4G với các yếu tố như vùng phủ sóng, tính khả dụng của phổ tần tại mỗi thị trường. Theo đó, công nghệ mạng 4G thường được triển khai trên các băng tần 700/800 MHz, 1800 MHz hoặc các băng IMT- các băng tần mở rộng 2500/2600 MHz. 3/4 các mạng 4G đang chạy trên các băng tần này, do đó việc đảm bảo sự hài hòa băng tần trong các khu vực là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, GSMA cũng dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thị trường 4G lớn nhất thế giới với 300 triệu kết nối trong năm 2015. Mặc dù thị trường này mới tung ra dịch vụ LTE vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã có số lượng nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G lớn nhất thế giới.
TH (Tổng hợp)