Năm 2020: Hà Nội thực hiện 100% việc đấu thầu phải qua mạng

Trọng Thành| 25/06/2020 16:46
Theo dõi ICTVietnam trên

UBND TP Hà Nội vừa có yêu cầu chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổng công ty, công ty thuộc thành phố thực hiện nghiêm túc lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng năm 2020.

Chỉ đạo này nhằm thực hiện, triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu tại Nghị quyết của Chính phủ và Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT về việc thúc đẩy áp dụng đấu thầu qua mạng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.

Theo đó, các đơn vị phải lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Ngoài ra, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

Năm 2020: Hà Nội thực hiện 100% việc “đấu thầu” phải qua mạng - Ảnh 1.

Hà Nội đảm bảo thực hiện 100% các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng

Yêu cầu trên của thành phố cũng đã cụ thể việc đấu thầu, chọn nhà thầu qua mạng năm 2020 và lộ trình các năm tiếp theo như: Các chủ đầu tư, cơ quan thẩm định khi trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án có tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm không quá 15 tỉ đồng (đối với các dự án/dự toán mua sắm thuộc cấp huyện quản lý) và không quá 50 tỉ đồng (đối với các dự án/dự toán mua sắm thuộc cấp thành phố quản lý) phải áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với 100% các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Để tăng cường hiệu quả công tác đấu thầu, hạn chế tiêu cực, vi phạm, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải thường xuyên nắm bắt các thông tin, phản ánh, kiến nghị về các hành vi tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu để kịp thời xác minh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về đấu thầu và đăng tải công khai các vi phạm theo đúng quy định.

Chỉ đạo của UBND TP cũng nhấn mạnh: "Giám đốc các sở, ban, ngành, tổng công ty, công ty thuộc TP, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND TP khi để xảy ra vi phạm trong quản lý theo thẩm quyền".

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 11/TT-BKHĐT quy định về việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả (Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2020 và thay thế Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC).

Thông tư quy định tại, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo các chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Với quy định, yêu cầu chặt chẽ được quy định trong Thông tư, việc đấu thầu qua mạng không chỉ đảm bảo bí mật hồ sơ, tiết kiệm chi phí, đơn giản hóa quá trình đấu thầu… mà quan trọng góp phần xây dựng hệ thống mua sắm công khai minh bạch hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả nhà thầu khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng ứng dụng AI "Make in Viet Nam" bảo vệ hệ thống đa lớp
    Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS được xây dựng theo triết lý kết hợp giữa công nghệ giám sát hiện đại, kinh nghiệm thực chiến, ứng dụng AI và sử dụng nhiều nguồn dữ liệu tình báo để hình thành hệ thống bảo vệ đa lớp hiệu quả.
  • Gỡ rào cản, mở đường cho hộ kinh doanh chuyển đổi số
    NEAC cam kết đồng hành cùng các CA công cộng trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đổi mới công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm xây dựng một thị trường dịch vụ tin cậy lành mạnh, cạnh tranh và phát triển bền vững.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Năm 2020: Hà Nội thực hiện 100% việc đấu thầu phải qua mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO