Năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số

Xuân Tuấn| 05/01/2021 15:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm.

Phát triển mạnh mẽ kinh tế số

Chiến lược đặt mục tiêu tổng quát là chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc CMCN 4.0; cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời, chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình ứng dụng CMCN 4.0 với công tác bảo vệ an ninh mạng.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 duy trì xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; Chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu.

Đồng thời, theo chiến lược, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm; Dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; dịch vụ mạng di động 5G được phổ cập; Chính phủ số được hoàn thành xây dựng.

Bên cạnh đó, hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số - Ảnh 1.

Diễn đàn Khoa học công nghệ với DN VIệt Nam trong CMCN 4.0. Ảnh: XT

Chiến lược cũng nêu rõ định hướng là nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 như công nghệ rô-bốt, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.

Trong đó, Chiến lược sẽ đẩy mạnh phát triển Internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực; Đầu tư, phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công; Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội thời gian thực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…

Về phát triển nguồn nhân lực, theo Chiến lược, sẽ mở rộng, nâng cao chất lượng những chương trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề, đặc biệt trong các ngành phục vụ CMCN 4.0.

Bên cạnh đó, Chiến lược cũng nêu rõ cần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo hướng tăng hoạt động thực hành, nhất là giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM). Xây dựng chương trình thực tập trong các trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường kết nối nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất kinh doanh.

Đảm bảo hạ tầng số đi trước và sẵn sàng cho triển khai CMCN 4.0

Trong Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương.

Cụ thể, Bộ TT&TT có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TT&TT để đảm bảo hạ tầng số đi trước và sẵn sàng cho các ngành khác triển khai CMCN 4.0.

Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất kiện toàn, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về CPĐT để đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ về tham mưu, theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.

Ngoài ra, Bộ TT&TT còn có các nhiệm vụ, giải pháp khác như: Phát triển hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các ngành trong quá trình chuyển đổi số, thực hiện thành công CMCN 4.0; Tập trung nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng, nhất là an toàn thông tin của hạ tầng viễn thông, thiết bị IoT, bảo vệ thông tin cá nhân, đẩy mạnh triển khai các trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách về dữ liệu mở; hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các giải pháp chia sẻ dữ liệu; phát triển nền tảng tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia để cùng khai thác, sử dụng; tạo thuận lợi cho thương mại hóa dữ liệu…

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quán triệt và phổ biến tinh thần và nội dung của Chiến lược cho các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời, xây dựng những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo, tư vấn chuyển giao công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&ĐT là cơ quan đầu mối theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả triển khai Chiến lược về CMCN 4.0 đến năm 2030.

Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất kiện toàn, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia để đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ về tham mưu, theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Đừng bỏ lỡ
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
Năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO