Ngành công nghiệp ICT vươn lên thành ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam và thế giới

Lan Phương| 13/10/2020 15:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Đây là nội dung được đề cập trong báo cáo của đại diện Vụ CNTT, Bộ TT&TT tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV, giai đoạn 2020-2025 của Bộ TT&TT ngày 12/10, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT cho biết: Để hoàn thành tốt các công việc được giao trong thời gian qua, Vụ CNTT đã hướng công tác thi đua vào việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy nhanh các công việc nóng, phát động phong trào đảm bảo tiến độ chất lượng, áp dụng ISO trong công việc của cán bộ, công chức, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Ngành công nghiệp ICT vươn lên thành ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam và thế giới - Ảnh 1.

Phó Vụ trưởng Nguyễn Thanh Tuyên phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV

Vụ cũng đẩy mạnh thi đua hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ chỉ tiêu, chương trình, dự án đã được giao để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ICT của Việt Nam và tham gia xếp hạng đánh giá các Bộ, ngành, địa phương, DN thông qua Chỉ số Vietnam ICT Index và chỉ số phát triển công nghiệp ICT hàng năm.

"Vụ đã góp phần trong việc thúc đẩy ngành ICT Việt Nam để trở thành một ngành kinh tế số quan trọng của đất nước".

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã phát triển và có những thành vượt bậc trong 5 năm vừa qua, đã trở thành 1 ngành có quy mô lớn cho cả nền kinh tế cả về doanh thu, xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước và đóng góp cho GDP. Cụ thể, doanh thu của ngành tăng gấp đôi so với năm 2015, đạt doanh thu ước đạt 112 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng GDP, gấp 26,4% và đã có 1 triệu lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực ngành công nghệ số này. Ngành đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm 53.000 tỷ đồng và đóng góp lớn cho GDP, ước tính từ 11 - 14% tổng GDP của cả nước.

Cũng từ năm 2015, ông Tuyên cho biết: Ngành công nghiệp ICT (CNTT - điện tử - viễn thông) đã vươn lên trở thành một ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng như của thế giới. Hai mặt hàng của ngành là điện thoại và máy tính đã đứng vị trí thứ 1, thứ 3 trong năm 2019 và trong 9 tháng đầu năm 2020 đã vươn lên vị trí thứ 1, thứ 2 trong các ngành xuất khẩu dẫn đầu Việt Nam. Hai mặt hàng này cũng giữ vị trí top 2, top 10 trên thế giới trong năm 2019.

Nâng tầm doanh nghiệp ICT Việt Nam đẳng cấp thế giới

Đẩy mạnh công tác thi đua trong thời gian tới, ông Tuyên cho biết: Vụ CNTT sẽ gắn chặt công tác thi đua với các nhiệm vụ trọng tâm của Vụ như về chủ trương Make in Vietnam, làm chủ được công nghệ, phát triển và sản xuất các sản phẩm ICT Make in Vietnam; Phát triển các DN công nghệ số; Phát triển hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số với hạ tầng công nghệ số thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo lập thị trường.

Vụ sẽ triển khai chương trình phát triển công nghiệp CNTT điện tử - Viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó, lĩnh vực công nghiệp ICT chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm gấp từ 2 - 2,5 lần tốc độ GDP của cả nước. Ngành công nghiệp ICT đi đầu trong cuộc CMCN 4.0, có thương hiệu quốc gia cao trên thị trường quốc tế.

Ngành công nghiệp ICT vươn lên thành ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam và thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: LP

Để đạt được các mục tiêu trên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT nhấn mạnh: Vụ sẽ đổi mới công tác thi đua theo phương châm gắn thi đua với kết quả công việc, gắn thi đua với KPI thông qua những công việc như đẩy mạnh các công tác thi đua trong nội bộ Vụ để hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn, góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua của Ngành, của các địa phương, các Sở TT&TT, các DN về phát triển lĩnh vực.

Cụ thể, Phó Vụ trưởng Nguyễn Thanh Tuyên cho biết: Đối với các Sở TT&TT tham gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPI đánh giá xếp hạng các Sở TT&TT về phát triển công nghiệp ICT tại địa phương. Đối với các doanh nghiệp (DN) ICT, đẩy nhanh công tác thi đua thông qua việc tổ chức các giải thưởng, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, xây dựng bộ chỉ số đánh giá DN công nghệ số Việt Nam.

Vụ cũng sẽ phối hợp với các Hội, Hiệp hội tổ chức đánh giá, xếp hạng các Bộ, ngành, DN để phát triển công nghiệp ICT; Hỗ trợ các DN tham gia các giải thưởng liên quan đến công nghiệp ICT trong nước cũng như trên thế giới, tiến tới DN công nghệ ICT Việt Nam nâng tầm đẳng cấp thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Ngành công nghiệp ICT vươn lên thành ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam và thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO