Ngành công nghiệp văn hóa đóng góp nhiều giá trị kinh tế và văn hóa quốc gia

Hải Anh| 15/11/2022 15:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển mở rộng các sản phẩm, dịch vụ trong những lĩnh vực như thiết kế, thời trang, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, xuất bản, âm nhạc, kiến trúc….

Triển khai nhiều hoạt động thực hiện hiệu quả các cam kết với UNESCO

Là một trong các bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế, các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam không chỉ đóng góp giá trị về mặt kinh tế, mà còn góp phần quảng bá văn hóa quốc gia ra khu vực và toàn cầu. 

Ngành công nghiệp văn hóa ngày càng hiện hữu rõ nét ở Việt Nam, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gắn với các lĩnh vực như điện ảnh, thiết kế, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa… 

Với đầy đủ tiềm năng, lợi thế, Hà Nội có khả năng trở thành vườn ươm hội tụ, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp văn hóa chất lượng có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. 

Mới đây, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022 đã diễn ra tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố phụ cận. Lễ hội do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam khai mạc tổ chức, với sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc - UN-HABITAT, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022 là một hoạt động nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của Thủ đô trong các ngành công nghiệp sáng tạo. Thông qua chương trình Lễ hội, cộng đồng sẽ nâng cao nhận thức về ngành công nghiệp văn hóa, các hoạt động kết nối, hợp tác cũng được đẩy mạnh, mở rộng giữa các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo.

Từ năm 2019, Hà Nội đã gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế. Hiện nay, các cam kết mục tiêu với UNESCO đang được Hà Nội nỗ lực thực hiện. Theo đó, các không gian sáng tạo được xây dựng và củng cố. Đặc biệt, Hà Nội nỗ lực khai thác và phát huy giá trị của các không gian sáng tạo, một thế mạnh của thành phố vì nơi đây tập trung nhiều không gian văn hóa sáng tạo nhất cả nước, với gần 200 không gian cùng cộng đồng sáng tạo và thực hành nghệ thuật đông đảo.

Các hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc thường xuyên diễn ra tại Hà Nội. Những hoạt động này thu hút đông đảo các bạn trẻ và những người yêu văn hóa, nghệ thuật. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022 vừa qua đã diễn ra nhiều hoạt động ở nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc, thiết kế đến công nghệ, nghệ thuật, thủ công, thời trang… Các hoạt động được tổ chức thành triển lãm, tọa đàm, chương trình biểu diễn, trình chiếu, trò chơi ngoài trời… 

Tiếp nối thành công của Tuần lễ Khơi nguồn Sáng tạo năm 2021, lễ hội năm nay đặt trọng tâm vào chủ đề “Thiết kế và Công nghệ”, với quy mô sự kiện và không gian được mở rộng. Hơn 50 nghệ sỹ triển lãm, sắp đặt, trưng bày đã tham gia vào sự kiện. Ngoài ra, có hơn 300 nghệ sỹ biểu diễn, hơn 50 đơn vị, tổ chức, nhóm sáng tạo; hơn 30 diễn giả và hàng triệu lượt người dân Hà Nội và khách du lịch trong nước, quốc tế cùng tham quan, trải nghiệm và tận hưởng không khí Lễ hội…

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo, hiện nay Hà Nội đang triển khai nhiều hoạt động để thực hiện hiệu quả, đúng lộ trình 6 cam kết với UNESCO. Những hoạt động tổ chức tại Hà Nội đều gắn liền với việc đẩy mạnh phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội, thúc đẩy phát triển các giá trị văn hóa mới. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa sáng tạo này cũng góp phần triển khai hiệu quả, tích cực Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Kết quả của những nỗ lực trong thúc đẩy công nghiệp văn hóa đã tạo nên những chuyển động tích cực, rõ nét trên toàn thành phố.

Không những thế, Hà Nội đã đặt mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những hoạt động, nỗ lực từ các sản phẩm công nghiệp văn hóa của Hà Nội đang tạo động lực cho các địa phương khác như Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Thừa Thiên - Huế... phát huy thế mạnh, tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc sắc, đáp ứng mục tiêu có thêm nhiều thành phố sáng tạo thuộc Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Xây dựng thương hiệu quốc gia về ngành công nghiệp văn hóa

“Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 9/2016. Chiến lược ra đời đã giúp nhằm tháo gỡ nhiều nút thắt trong ngành công nghiệp văn hóa, giúp thay đổi nhận thức về ngành này. Đặc biệt, việc hình thành một khung chính sách sẽ giúp ngành công nghiệp văn hóa đổi thay và hội nhập, phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển mở rộng các sản phẩm, dịch vụ trong những lĩnh vực như thiết kế, thời trang, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, xuất bản, âm nhạc, kiến trúc…. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển, tạo ra lợi thế so sánh với các nước trong khu vực. Những hoạt động phát triển các lĩnh vực này thông qua triển lãm, biểu diễn, trưng bày hoặc các sự kiện giao lưu, kết nối cũng sẽ giúp thu hút các hoạt động du lịch, đầu tư. 

Ngành công nghiệp văn hóa đóng góp nhiều giá trị kinh tế và văn hóa quốc gia - Ảnh 1.

Bảo tàng gốm Bát Tràng, một công trình thiết kế sáng tạo đã trở thành điểm đến trong du lịch làng nghề của Hà Nội.

Một thương hiệu quốc gia về ngành công nghiệp văn hóa được kỳ vọng sẽ hình thành, từ những nỗ lực, mục tiêu trên. Bên cạnh đó, các thương hiệu phân theo ngành cũng sẽ được xây dựng, giúp ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được quảng bá, kết nối trên toàn quốc và trên thế giới. Thị trường công nghiệp văn hóa được hy vọng sẽ hình thành và phát triển ổn định, đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua những đóng góp vào giá trị gia tăng, tạo công ăn việc làm và những giá trị tinh thần cho xã hội. Ngoài ra, các trung tâm sáng tạo sẽ được hình thành và mở rộng trên toàn quốc. Với việc thiết lập mạng lưới quốc tế cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Việt Nam sẽ có thể tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lưới các ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu. 

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành và triển khai đã trở thành động lực để hệ thống văn hóa thúc đẩy và có những dịch chuyển sâu rộng hơn. Để đạt mục tiêu thành công, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết rất cần đến sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị, của các bộ, ngành và tổ chức quốc tế, cá nhân tâm huyết với văn hóa nghệ thuật. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như kích thích những sự đầu tư đầy đủ, thích đáng sẽ tạo đà cho những sáng tạo văn hóa nghệ thuật, phát triển ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế đất nước./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Ngành công nghiệp văn hóa đóng góp nhiều giá trị kinh tế và văn hóa quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO