Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nhưng ra về như 'ong vỡ tổ'

Hoàng Lê| 04/05/2020 11:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Cô Lê Thị Thanh Giang, Hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP.HCM) cho biết còn lo lắng khi quan sát các học sinh lớp 9 sau khi tan trường còn tụ tập đông đúc để trò chuyện với bạn bè, không còn tuân thủ giãn cách như lúc vào lớp.

Sáng 4/5, học sinh các lớp 9 và lớp 12 tại các trường THCS, THPT trên địa bàn TP.HCM đã chính thức quay trở lại trường sau "kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử" để phòng chống dịch Covid-19.

Vì đã quá lâu mới được đi học nên không khí tại các trường rất phấn khởi. Nhiều em đi học từ rất sớm để có thời gian trò chuyện với bạn bè sau thời gian dài xa cách.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 1.

Trường THCS Trần Văn Ơn có hơn 500 học sinh khối 9 vừa quay lại trường sáng 4/5.

Tại trường THCS Trần Văn Ơn, dù 8h mới bắt đầu thời điểm tập trung nhưng trước đó 1 tiếng đồng hồ, nhiều học sinh đã tụ tập tại cổng trường.

Vì trước khi đến lớp, các em phải đo nhiệt độ và sát khuẩn kỹ lưỡng cũng như bảo đảm giãn cách nên nhiều em không vội vào ngay mà đứng bên ngoài vui chơi với các bạn.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 2.

Học sinh xếp hàng kháng khuẩn tay khi vào trường.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 3.

Các em được giáo viên tận tay đo nhiệt độ cơ thể.

Sau khi được các thầy cô kêu gọi, học sinh các lớp đã lần lượt bước vào. Ghế để sinh hoạt giữa sân trường cũng được các thầy cô xếp sẵn theo các vạch đỏ đã chia. Mỗi vạch cách nhau 1.2 mét.

Em Ngân Hà, lớp 9A9 cho biết bản thân rất háo hức đến lớp vì lâu rồi không gặp các bạn. Những ngày ở nhà, em được nhà trường cho học online có hơi bất tiện và không hiệu quả bằng học trực tiếp tại lớp.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 4.

Lãnh đạo nhà trường khích lệ tinh thần các học sinh khi phải chạy đua cho kịp chương trình.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 5.

Trời nắng nóng nhưng ý thức được "nhiệt độ cao" sẽ có lợi cho việc phòng chống dịch bệnh, các học sinh đều nghiêm chỉnh đeo khẩu trang nghe thầy cô phổ biến nội quy.

"Em thấy hôm nay các thầy cô đã rất chu đáo để chúng em có ngày nhập học an toàn. Em rất vui vì được gặp lại các bạn và hi vọng sẽ theo kịp chương trình" - Hà nói.

Còn bạn Đăng Nguyên, lớp 9A10 mong muốn sẽ thi được một cách bình yên, sẽ lên thẳng lớp 10 mà không gặp trở ngại. Về công tác phòng chống dịch của trường, Nguyên nghĩ "không còn có thể hài lòng hơn", vì quá hài lòng.

Sau khi nghe phổ biến nhanh nội quy cũng như những thay đổi về cách học, bố trí lớp khi trở lại trường, các học sinh được cho lên lớp.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 6.

Các em phải ghi tờ khai y tế kỹ lưỡng.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 7.

Trong lúc các bạn tốp đầu vào lớp trước, những lớp sau vẫn phải ngồi dưới sân để giữ khoảng cách an toàn.

Giáo viên từng lớp viết thời khoá biểu trên bảng rồi lần lượt phát khẩu trang cho các học sinh, cho học sinh viết tờ khai y tế đầy đủ. Những em nào có biểu hiện sốt và các dấu hiệu của bệnh Covid-19 sẽ được kiểm tra và sẽ được cách ly trong trường hợp cần thiết.

Cô Lê Thị Thanh Giang, Hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn cho biết, tổng số học sinh của trường là 2.400 em, trong đó riêng khối 9 là hơn 500 học sinh.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 8.

Các em được phát khẩu trang phòng dịch.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 9.

Học sinh sau khi được phổ biến việc học những ngày sắp tới được cho ra về, các nhóm còn lại tiếp tục lên lớp.

Để đảm bảo ngày nhập học an toàn trong công tác phòng chống dịch, ngày 2/5 trường đã huy động cán bộ nhân viên, lao công đến khử khuẩn, dọn vệ sinh toàn bộ phòng học. Nước rửa tay, máy đo nhiệt độ, khẩu trang cũng được chuẩn bị đầy đủ để làm sao đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Tuy nhiên trong sáng 4/5, cô Giang cho biết vẫn còn lo lắng khi chứng kiến các em học sinh ùa ra khỏi lớp và tụ tập rất đông nói chuyện cùng nhau, không còn đảm bảo giãn cách.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 10.

Học sinh sau khi tan trường còn nán lại trò chuyện với các bạn.

"Các em quá đông nên khi ùa ra một lượt sẽ khó kiểm soát. Nhà trường đã điều động giáo viên bộ môn và giám thị liên tục kêu gọi các em phải ra về ngay, dù biết sau thời gian lâu không đi học sẽ háo hức gặp bạn bè.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 11.

Khi ra về, học sinh ùa ra như 'ong vỡ tổ" khiến các thầy cô phải liên tục nhắc nhở.

Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh nhưng ra về như 'ong vỡ tổ' - Ảnh 12.

Cô giám thị yêu cầu các em ra về ngay.

Ngày đầu tiên có thể mọi thứ còn bỡ ngỡ nhưng thời gian sắp tới, hi vọng phương án phân nhỏ lớp học và việc nhắc nhở sẽ giúp các em có ý thức hơn trong việc phòng bệnh" - cô Giang nói.

Sau khối 9, vào thứ 6 sắp tới (8/5), các khối còn lại của trường THCS Trần Văn Ơn cũng như các trường cấp 2 ở TP.HCM sẽ lần lượt quay lại trường học.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Học sinh Đà Nẵng đạt giải Nhất viết thư UPU 2024 với bức thư về tình yêu thương dành cho trẻ em
    Vượt qua 1,5 triệu bài viết, bức thư nói về trẻ em thiếu tình thương của nam sinh Nguyễn Đỗ Quang Minh (lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024.
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
Ngày đầu nhập học, cô hiệu trưởng ở TP.HCM lo lắng khi học sinh vào trường nghiêm chỉnh thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nhưng ra về như 'ong vỡ tổ'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO