Dựa trên hiểu biết của gần 6.000 người tiêu dùng và 590 doanh nghiệp trên khắp châu Á-Thái Bình Dương (APAC), bản báo cáo Nhận dạng và Gian lận toàn cầu của APAC nhấn mạnh rằng các mối quan hệ trực tuyến đáng tin cậy phải dựa trên các trải nghiệm an toàn của người dùng.
Từ Việt Nam, 501 người tiêu dùng và 50 doanh nghiệp cùng tham gia nghiên cứu.
Báo cáo cho thấy phần lớn (57%) người tiêu dùng Việt Nam đánh giá “bảo mật là yếu tố quan trọng nhất của trải nghiệm trực tuyến”, tiếp theo là “sự tiện lợi” (31%) và “cá nhân hóa” (12%).
Báo cáo cũng cho thấy 50% doanh nghiệp Việt Nam bị tăng lỗ do việc gian lận trực tuyến trong 12 tháng qua, bao gồm các cuộc tấn công đánh cướp tài khoản và mở tài khoản gian lận. Do đó, 66% người tiêu dùng được khảo sát cảm thấy rằng sự đánh đổi của kỹ thuật số ngày nay là quyền riêng tư. 63% doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang thu thập dữ liệu cá nhân để phát triển trải nghiệm người dùng, sản xuất ra sản phẩm và ra các chương trình ưu đãi.
Khi sự tương tác gia tăng giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên các kênh kỹ thuật số, việc xây dựng một môi trường an toàn và đáng tin cậy phải là ưu tiên hàng đầu, ông Dev Dhiman, giám đốc điều hành tại Đông Nam Á và thị trường mới nổi của Experian cho biết.
“Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải đầu tư vào việc xác minh danh tính và tăng cường quản lý gian lận để nhận ra tiềm năng đầy đủ của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam”.
Dữ liệu rất quan trọng để cung cấp liền mạch các dịch vụ kỹ thuật số và phát triển nền kinh tế internet tại Việt Nam. Theo báo cáo của Google-Temasek e-Conomy SEA 2018, nền kinh tế internet Việt Nam đóng góp 4% GDP của đất nước và được coi là phát triển nhất trong số các nước Đông Nam Á.
Mặc dù các phương pháp bảo mật đang được sử dụng bởi các tổ chức vẫn mang tính chất truyền thống, các kết quả báo cáo đã tiết lộ rằng các công nghệ và giải pháp mới hiện đang thu hút phần đông người sử dụng.
Trên thực tế, người tiêu dùng Việt Nam phải thực hiện quy trình nhận dạng trong giao dịch ngân hàng trực tuyến để đảm bảo vấn đề an ninh. 87% người tiêu dùng cho biết nhận dạng thủ công có độ tin cậy cao hơn, trong khi 76% cho biết họ tin vào nhận dạng hành vi.
“Người tiêu dùng đang ngày càng tìm đến các tổ chức để thực hiện các biện pháp tăng cường bảo mật trong các tương tác kỹ thuật số, và họ cũng đang tìm cho họ một cách tiếp cận đơn giản hơn”, ông Dhiman nói.
“Một phương pháp tiếp cận có thể chứng minh một cách hiệu quả và được đón nhận là sinh trắc học, giúp tăng tốc và đơn giản hóa quy trình xác minh danh tính cho người tiêu dùng”.
Trong tất cả các nước khu vực châu Á - Thái Bình dương (APAC), Việt Nam có tỉ lệ người tiêu dùng tin tưởng vào các cơ quan chính phủ cao nhất (69%).
Tính minh bạch là một yếu tố quyết định quan trọng khác trong việc xây dựng niềm tin lẫn nhau. Báo cáo cho thấy 90% người tiêu dùng Việt Nam mong đợi sự minh bạch hoàn toàn từ các doanh nghiệp về cách sử dụng thông tin của họ, chỉ đứng sau Thái Lan (93%).
Nhận thấy nhu cầu này, 78% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát đã đầu tư nhiều hơn vào các chương trình được thiết kế để tăng tính minh bạch trong 6 tháng qua, với 86% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các sáng kiến như vậy, là tỷ lệ cao nhất trong APAC.
Ví dụ về các sáng kiến này bao gồm định hướng người tiêu dùng, truyền đạt các thuật ngữ chính xác hơn và giúp người tiêu dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ.