Người vui buồn với "nghề quét rác” trên không gian số

Vân Anh| 16/10/2020 10:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Trực tiếp xây dựng Nghị định 91 về chống tin nhắn rác, email rác, cuộc gọi rác, chuyên viên Cục An toàn thông tin Đặng Huy Hoàng chia sẻ rằng anh và các cộng sự rất vui vì góp chút sức nhỏ để giảm thiểu “rác” trên không gian số.

Hơn 2/3 thời gian công tác gắn bó với mảng chống thư rác

Tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác là vấn nạn gây bức xúc trong xã hộitrong thời gian dài. Tại các phiên chất vấn, vấn đề này nhiều lần được các đại biểu Quốc hội nêu ra và đề nghị phải có biện pháp xử lý quyết liệt.

Trên thực tế, giai đoạn trước Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách để xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, bước đầu đã tác động và giúp giảm đáng kể nhưng chưa thể xử lý dứt điểm.

Người vui buồn với 'nghề quét rác” trên không gian số - Ảnh 1.

Tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác là vấn nạn gây bức xúc trong xã hội suốt thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Trêndiễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã hứa sẽ triển khai các giải pháp giảm triệt để tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Thời gian qua, việc xây dựng dự thảo Nghị định mới trình Chính phủ thay thế hai Nghị định 90/2008 và Nghị định 77/2012 của Chính phủ về chống thư rác được Bộ trưởng đặc biệt quan tâm.

Sau gần 1 năm với rất nhiều chỉnh sửa, góp ý để hoàn thiện, Nghị định 91/2020về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã được Chính phủ ban hành ngày 14/8. Với nhiều điểm mới, Nghị định 91 thể hiện rõ quyết tâm, sự quyết liệt của Chính phủ và Bộ TT&TT đối với việc ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Là thành viên thường trực tổ biên tập, trực tiếp tham gia xây dựng Nghị định 91, chuyên viên Đặng Huy Hoàng đã cùng các cộng sự tại Cục An toàn thông tin nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đề xuất, tham mưu những biện pháp quản lý mới với kỳ vọng sẽ quét sạch được không chỉ tin nhắn rác, email rác mà cả những cuộc gọi rác.

“Một phần nguồn lực lớn của Cục An toàn thông tin được tập trung cho nhiệm vụ xây dựng Nghị định 91. Với riêng tôi, toàn bộ tâm huyết, kinh nghiệm làm việc trong mảng chống thư rác gần 8 năm qua đã được thể hiện trong các nội dung của Nghị định 91”, anh Hoàng chia sẻ.

Người vui buồn với 'nghề quét rác” trên không gian số - Ảnh 2.

Thạc sĩ CNTT Đặng Huy Hoàng, chuyên viên Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Cục An toàn thông tin là thành viên thường trực tổ biên tập, trực tiếp tham gia xây dựng Nghị định 91.

Không giấu niềm tự hào khi trực tiếp tham gia nghiên cứu, đề xuất ra các biện pháp quản lý mới để “quét” rác trên không gian số, anh Hoàng cho biết, so với 2 Nghị định 90 và 77 về chống thư rác, Nghị định 91 có rất nhiều điểm khác biệt, đột phá.

Cụ thể như, Nghị định 91 đưa ra định nghĩa mới về tin nhắn rác, thư điện tử rác và bổ sung đối tượng cuộc gọi rác; trên cơ sở đó sẽ xây dựng bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thư điện tử rác.

Nghị định mới cũng xây dựng thêm một số biện pháp để người dùng tự bảo vệ mình trước những tin nhắn, email, cuộc gọi rác, trong đó đầu tiên phải kể đến “Danh sách không quảng cáo” (DoNotCall) gồm tập hợp số điện thoại mà người dùng đã đăng ký không chấp nhận mọi tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo.

“Biện pháp mạnh này được chúng tôi nghiên cứu học tập cách làm của một số nước phát triển. Ví dụ, khi có danh sách không quảng cáo, Úc đã có tới  50% thuê bao đăng ký”, anh Hoàng thông tin.

Cùng với đó, Nghị định 91 còn quy định các nhà mạng phải nâng cao kỹ thuật chặn lọc thông qua việc sử dụng công nghệ hiện đại như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), Machine Learning (học máy) và thậm chí là sử dụng công nghệ phân tích hành vi… vào các hệ thống chặn, lọc tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Đồng thời, thống nhất khâu quản lý tên định danh giúp đơn giản hóa việc cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo.

Đặc biệt, Nghị định 91 còn bổ sung chế tài xử phạt mới, mạnh mẽ mang tính chất răn đe và bảo vệ người dùng. Trong quá trình xây dựng, có nhiều ý kiến cho rằng Nghị định không nên đưa hình thức xử phạt, để Nghị định 91 dành hẳn 1 chương quy định xử phạt vi phạm hành chính, Bộ TT&TT mà trực tiếp là các cán bộ Cục An toàn thông tin đã phải thuyết phục, bảo vệ quan điểm nhằm đảm bảo việc thực thi các biện pháp quản lý mới được hiệu quả.

“Nghị định 91 được ban hành, chúng tôi chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì đã phải tập trung ngay vào việc xây dựng kế hoạch triển khai để đưa Nghị định vào cuộc sống. Chúng tôi kỳ vọng rằng chính sách quản lý mới sẽ giúp giảm thiểu tối đa tin nhắn rác, email rác và thư điện tử rác, đồng thời thúc đẩy thị trường quảng cáo hợp pháp qua tin nhắn, thư điện tử và cuộc gọi”, anh Hoàng bộc bạch.

Vui buồn cùng số lượng tăng - giảm “rác”

Đặng Huy Hoàng là cựu sinh viên ngành CNTT và tiếp tục hoàn thành chương trình Thạc sĩ cũng tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Tháng 10/2010, sau 1 năm tốt nghiệp đại học, Hoàng được giới thiệu tới thử việc tại VNCERT và gắn bó với đơn vị này đến nay.

Trong câu chuyện chia sẻ với phóng viên ICTnews về chặng đường công tác 10 năm qua tại VNCERT và nay là Cục An toàn thông tin, Hoàng kể, chống thư rác cũng là một mảng việc chính của phòng Nghiệp vụ thuộc VNCERT hồi đó song trong khoảng 2 năm đầu làm ở đây Hoàng chỉ tập trung làm về ứng cứu sự cố an toàn thông tin.

Cơ duyên để anh bắt đầu tiếp cận với mảng chống thư rác là vào khoảng cuối năm 2012, đầu năm 2013, Đặng Huy Hoàng được một cán bộ giàu kinh nghiệm của VNCERT, hiện là Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố khẩn cấp không gian mạng Việt Nam Nguyễn Đức Tuân truyền lại kinh nghiệm về công việc liên quan đến chống thư rác. Kể từ đó đến nay, anh Hoàng tập trung gần như toàn bộ thời gian, công sức cho mảng chống thư rác.

Người vui buồn với 'nghề quét rác” trên không gian số - Ảnh 3.

Trong 10 năm công tác tại Bộ TT&TT, chuyên viên Cục An toàn thông tin Đặng Huy Hoàng đã quen với việc phải thường xuyên làm việc đêm, ít được nghỉ lễ, Tết.

Ngoài việc tham gia nghiên cứu, xây dựng Nghị định 91 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, giai đoạn trước, anh Hoàng đã chủ trì và tham gia xây dựng Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 77 và 90 về chống thư rác. Đồng thời, trực tiếp xây dựng bộ chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho giải pháp công nghệ nhận dạng và xác thực thuê bao chính danh sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ công tác phòng chống ngăn chặn tin nhắn rác.

Bên cạnh đó, anh Hoàng còn là nhân sự được giao nhiệm vụ vận hành, giám sát các hệ thống hỗ trợ phòng chống ngăn chặn thư điện tử rác, tin nhắn rác đảm bảo hoạt động 24/7 và xử lý khi có sự cố đối với các hệ thống: tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456, hệ thống thu thập thư rác chuyên dụng, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về tin nhắn rác.

Dữ liệu được lấy từ các hệ thống nêu trên được phân tích để từ đó đưa ra nội dung phối hợp, cảnh báo tới các doanh nghiệp nhằm mục tiêu giảm bớt việc phát tán thư rác và tin nhắn rác.

Khi được hỏi trong quá trình công tác, mỗi lần truyền thông phản ánh tình trạng tái bùng phát tin nhắn rác, email rác, là người làm trực tiếp mảng này anh có thấy chạnh lòng không, Đặng Huy Hoàng thẳng thắn:Tất nhiên là có, nhất là khi bản thân mình đã làm hết sức với mong muốn góp phần giảm thiểu tin nhắn, thư rác. Thậm chí, thời gian đầu chưa nhiều kinh nghiệm, tôi còn thấy hơi nghi ngờ về cách thức quản lý của mình, vì sao không hiệu quả. Còn giai đoạn sau này, mỗi khi gặp tình huống đó, tôi và những cán bộ chuyên làm về chống thư rác liền tập trung trao đổi để tìm ra kỹ thuật mới nào đang được các đối tượng phát tán sử dụng để qua mặt hệ thống chặn lọc”.

Đến giờ, theo anh Hoàng, với sự hỗ trợ của công nghệ mới, tỷ lệ tin nhắn rác bị chặn đã lên tới 90 – 95%. Tin nhắn rác gửi SMS thông thường cũng ít xuất hiện. Nếu như trước đây tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 mỗi ngày nhận được vài nghìn tin thì đến nay mỗi ngày hệ thống chỉ ghi nhận vài chục tin. “Đạt được hiệu quả như bây giờ, cá nhân tôi thấy vui vì mình đã góp sức giải quyết phần nào vấn nạn của xã hội”, anh Hoàng chia sẻ.

Làm việc tại một đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT có đặc thù thường xuyên không được nghỉ lễ Tết, phải thức thâu đêm để ứng trực, anh Hoàng cho biết cũng có lúc nản chí, nhất là giai đoạn mới lập gia đình và có con nhỏ. Tuy nhiên, sự cảm thông, hỗ trợ của gia đình cũng như niềm đam mê được anh ví giống như “nghiện” công việc có tính chất thực chiến ở VNCERT, Cục An toàn thông tin đã giữ chân người cán bộ kỹ thuật giỏi này suốt một thập kỷ qua.

Đặng Huy Hoàng (sinh năm 1986), chuyên viên Phòng nghiên cứu Phát triển thuộc Cục An toàn thông tin là 1 trong 41 gương mặt điển hình tiên tiến được tôn vinh tại Đại hội thi đua yêu nước Bộ TT&TT lần thứ IV (2020 – 2025) tổ chức ngày 12/10 vừa qua.

Thành tích nổi bật của Đặng Huy Hoàng được lãnh đạo đơn vị đánh giá cao là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, kế hoạch, chiến lược an toàn thông tin và công tác phòng chống ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; nhất là việc trực tiếp nghiên cứu, xây dựng Nghị định 91 và vận hành, giám sát các hệ thống hỗ trợ phòng chống ngăn chặn thư điện tử rác, tin nhắn rác. Bên cạnh đó, với vai trò là đầu mối tổng hợp, theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Cục, anh Hoàng đã tham gia xây dựng 8 đề tài, sáng kiến gồm 6 đề tài KHCN cấp Bộ và 2 sáng kiến cấp cơ sở.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Người vui buồn với "nghề quét rác” trên không gian số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO