Nguy cơ mất an ninh mạng trong cách mạng công nghiệp 4.0

LT| 05/04/2017 09:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ góp phần tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những hiểm họa khôn lường về an ninh mạng, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại hội thảo. 

Ngày 4-4, tại hội thảo - triển lãm quốc gia về an ninh bảo mật 2017 (Security World 2017) với chủ đề “Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an đã phát biểu cho biết.

Thượng tướng Bùi Văn Nam nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ được dự báo sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tự động hóa các quy trình kinh doanh, tăng cường khả năng kết nối qua các thiết bị di động và tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực.

Thứ trưởng nhấn mạnh, thời gian qua tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công vào ngân hàng, viễn thông, giao thông… ngày càng trở nên nghiêm trọng; đặt vấn đề phòng chống tấn công mạng, chống khủng bố mạng… trở thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh cấp thiết của mọi quốc gia. Đồng thời, thực tế đòi hỏi mọi người dân, tổ chức... cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, tìm kiếm các giải pháp an ninh mạng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an ninh mạng, các tập đoàn, quốc gia nước ngoài... để xử lý các nguy cơ, sự cố.

Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân cần nâng cao nhận thức, kỹ năng đảm bảo an ninh mạng, chủ động tìm kiếm các giải pháp an ninh mạng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an ninh mạng, các tập đoàn, quốc gia nước ngoài... để xử lý khi xảy ra các nguy cơ, sự cố.

Theo thống kê của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2016, tăng gấp bốn lần so với năm trước 2015. Kết quả này cho thấy thời gian qua các vụ tấn công mạng, tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông ở Việt Nam gia tăng về số vụ với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhiều hành vi tội phạm xâm phạm an toàn mạng máy tính, hệ thống tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, viễn thông...

Báo cáo tình hình an ninh mạng mới đây, tập đoàn công nghệ Bkav ghi nhận năm 2016 là năm bùng nổ của ransomware khi trung bình 10 email nhận được thì 1,6 email có chứa ransomware. Cũng theo báo cáo này, người dùng Việt Nam đã chịu thiệt hại lên đến 10.400 tỷ đồng, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với mức thiệt hại năm 2015.

Điều đáng lo ngại là trong khi nguy cơ an ninh mạng ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi nhưng người dùng Việt vẫn chưa có ý thức và kiến thức đầy đủ để có thể tự bảo vệ mình.

Hội thảo do Cục An ninh mạng (Bộ Công an), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức. Đây là diễn đàn quốc gia lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực an ninh bảo mật, quy tụ nhiều khách mời cấp cao từ khối Chính phủ cùng các chuyên gia hàng đầu, các giám đốc CNTT, giám đốc bảo mật.

Hội thảo được chia thành hai chuyên đề: “Ứng phó rủi ro an ninh mạng và thông tin di động: Tầm nhìn và giải pháp” và “An toàn hệ thống thông tin trong thời kỳ hiện nay”. Song song với hội thảo là triển lãm “Công nghệ bảo mật 2017” có sự tham gia của các tổ chức công nghệ để trình bày các sản phẩm, giải pháp, tối ưu về bảo mật mạng, bảo mật điện toán đám mây, mã hóa, dữ liệu lớn, ảo hóa, quản lý nhận dạng và kiểm soát truy cập… Được tổ chức từ năm 2007, đây là lần thứ 11 hội thảo – triển lãm quốc gia về an ninh bảo mật (Security World) diễn ra tại Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ mất an ninh mạng trong cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO