Nhận diện website dùng tên miền quốc tế mạo danh lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước

PV| 04/12/2018 13:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Vừa qua, Văn phòng Quốc (VPQH) hội đã thông báo về sự xuất hiện của 19 trang thông tin điện tử (website) đi kèm với 36 tên miền quốc tế (TMQT) mạo danh Quốc hội (QH), lãnh đạo Quốc hội và lãnh đạo các cơ quan của QH.

Theo thông báo, 36 tên miền này đều được đăng ký tại tổ chức ở nước ngoài và sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin chủ thể. Các website được thiết kế với giao diện giống nhau và cùng đăng tin, bài tổng hợp về hoạt động của QH, các lãnh đạo QH và lãnh đạo các cơ quan của QH, gây hiểu lầm đây là các trang chính thức của QH. Các hành vi giả mạo này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm nhiễu loạn thông tin, mất an toàn an ninh xã hội.

    (Nguồn: Danh sách từ VPQH cung cấp)

Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), sự việc trên có thể thấy những vi phạm phần lớn xuất phát từ việc các chủ thể lợi dụng đăng ký các TMQT và xây dựng trang thông tin điện tử tại các tổ chức ở nước ngoài để thực hiện lừa đảo qua mạng, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, cá độ, đánh bạc... Việc xử lý hành vi vi phạm này là vấn đề không đơn giản do khó xác định được chủ thể tên miền nên không thể can thiệp, xử lý đối với các trang thông tin điện tử vi phạm. Đây chính là nguyên nhân gây trở ngại trong công tác quản lý nhà nước về TMQT dạng này.

Theo quy định pháp luật, báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam. Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là một trong những dấu hiệu tin cậy xác định nguồn tin chính thức.

Cần sàng lọc nguồn thông tin trên mạng

Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa IV về xử lý thông tin xấu độc trên mạng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu rõ cần phải nhận diện được vi phạm trên không gian mạng, việc đấu tranh xử lý vi phạm đòi hỏi có sự tham gia không chỉ của một số cơ quan chức năng mà của tất cả mọi người và toàn xã hội.

Để đấu tranh loại trừ thông tin xấu độc, thông tin xuyên tạc, sai sự thật đòi hỏi phải “nhận diện” được đâu nguồn thông tin chính thống đâu là không chính thống trên Internet. Những dấu hiệu nhận diện có thể xem xét trên các yếu tố như: tên miền được sử dụng cho Website; nội dung, cấu trúc Website; địa chỉ IP lưu trữ nội dung của Website, Website có xác thực số...

Các nguồn tin chính thống, đặc biệt là tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam được đăng, phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước với “nhận diện” là sử dụng tên miền “.vn” theo quy định pháp luật.

Theo khoản 4, Điều 17, Luật Báo chí và khoản 9, Điều 2, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam. Các Website chính thống của các cơ quan, tổ chức thường có đầy đủ các chuyên mục tương ứng với chức năng nhiệm vụ, có giới thiệu về cơ cấu tổ chức, thông tin liên hệ, chứng thực rõ ràng.

Trang Web chính thống của Quốc hội

Để hạn chế, ngăn chặn hành vi vi phạm trong cung cấp thông tin trên mạng có tính chất xuyên biên giới, VNNIC cho biết cần có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong nước, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác. Bên cạnh đó, việc quản lý không đơn thuần là xử lý hành chính hay ngăn chặn bằng các biện pháp kỹ thuật, mà hơn hết, người sử dụng cần nâng cao khả năng tự sàng lọc, nhận diện thông tin trên mạng, tránh bị lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
    Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Nhận diện website dùng tên miền quốc tế mạo danh lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO