Nhật Bản sử dụng trí thông minh nhân tạo để chuẩn đoán ung thư dạ dày

Trương Khánh Hợp| 25/07/2018 16:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Một đột phá trong việc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong việc chẩn đoán chính là hai viện nghiên cứu quốc gia tại Nhật Bản đã sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để xác định ung thư dạ dày giai đoạn sớm.

AI in diagnostics

Tờ Thời báo Nhật Bản cho biết trí thông minh nhân tạo được phát triển bởi Riken và Trung tâm Ung thư Quốc gia chỉ mất 0,004 giây để đánh giá liệu một hình ảnh nội soi cho thấy ung thư giai đoạn sớm hay chỉ là mô dạ dày bình thường.

Trí thông minh nhân tạo có khả năng chẩn đoán như một bác sĩ giàu kinh nghiệm, phát hiện chính xác ung thư ở 80% hình ảnh ung thư, trong khi hiển thị độ chính xác tới 95% cho hình ảnh các mô khỏe mạnh.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 100 hình ảnh nội soi của các trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn đầu và 100 hình ảnh của mô dạ dày bình thường để kiểm tra thông qua trí tuệ nhân tạo.

Các dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày thường cực kỳ khó phát hiện, vì các triệu chứng thường giống với viêm dạ dày. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm là rất quan trọng để bệnh nhân có cơ hội vượt qua căn bệnh này.

Mục đích của các nhà nghiên cứu hiện nay là khiến trí tuệ nhân tạo sẵn sàng khả dụng để hỗ trợ cho các bác sĩ trong việc đưa ra các chẩn đoán.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy Nhật Bản có tỷ lệ ung thư dạ dày cao thứ ba trên thế giới (29,9 trên 100.000 người) - cao gấp 4 lần so với Anh. Theo Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, 45.531 người đã chết vì căn bệnh này trong năm 2016.

Do đó trí thông minh nhân tạo là nhân tố chính để giải quyết ung thư dạ dày ở Nhật Bản bằng cách cho phép chẩn đoán sớm hơn, chính xác hơn và nhanh hơn.

Trí thông minh nhân tạo đã đạt được thành tựu trong chẩn đoán các loại ung thư khác, nhờ các công ty như Lunit, đã phát triển trí thông minh nhân tạo để phát hiện ung thư phổi và vú, và Ultromics, sử dụng trí thông minh nhân tạo để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tim và ung thư phổi.

Sir John Bell, Chủ tịch Văn phòng Điều phối Chiến lược Nghiên cứu Y tế (OSCHR), trả lời phỏng vấn với BBC News: “Khoảng 2,2 tỷ bảng được chi cho các dịch vụ bệnh lý trong NHS (National health service – Trung tâm dịch vụ y tế quốc gia). Trí thông minh nhân tạo có thể cứu NHS khi có thể giảm chi phí tới 50%”

Mối quan hệ này đã được phản ánh trong bài phân tích chuyên sâu về cách trí thông minh nhân tạo có thể hỗ trợ NHS vào đâu năm nay. Qua đó người đọc có thể có cái nhìn tổng thể về việc NHS đầu tư vào trí thông minh nhân tạo và tiềm năng trong tương lai của nó. Công nghệ này không chỉ có thể giúp tiết kiệm một khoản tiền khổng lồ mà còn hỗ trợ các bác sỹ, cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

Có lẽ một trong số những ý tưởng nổi tiếng nhất của trí thông minh nhân tạo về sức khỏe là Google offshoot DeepMind Health, hợp tác với NHS để áp dụng trí thông minh nhân tạo để chẩn đoán các bệnh về mắt.a

Tuy nhiên, cũng có các vấn đề liên quan đến các quy định về quyền riêng tư: một rủi ro liên tục khi áp dụng trí thông minh nhân tạo cho số lượng lớn dữ liệu bệnh nhân. Một hội đồng đánh giá độc lập - được ủy quyền bởi chính DeepMind Health - nhấn mạnh vấn đề này vào tháng trước, khi họ cảnh báo rằng công ty có thể phát huy “quyền lực độc quyền quá mức” trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế.

Nhưng trong khi các câu hỏi vẫn còn về cách các công ty công nghệ sẽ có thể truy cập và quản lý dữ liệu bệnh nhân mà không bị vi phạm các quy tắc bảo vệ dữ liệu, thì có một điều chắc chắn rằng trí thông minh nhân tạo sẽ có một tương lai lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và đi đầu là lĩnh vực chuẩn đoán.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản sử dụng trí thông minh nhân tạo để chuẩn đoán ung thư dạ dày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO