Nhật ký những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19 của một người dân Singapore: Giữ khoảng cách thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn!

Hoàng Lan| 11/04/2020 10:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Trước nguy cơ tái bùng phát dịch, Singapore đã áp dụng các biên pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sự đảo lộn trong cuộc sống của mọi người còn kéo dài chưa biết đến khi nào...

Đầu tháng 3, Singapore được cả thế giới nhìn nhận như một hình mẫu về kiểm soát dịch bệnh hiệu quả khi đảo quốc sư tử chỉ ghi nhận 100 ca nhiễm bệnh. Nhưng đến đầu tháng 4, số ca nhiễm bệnh tại Singapore chạm mốc 1.000. Tính đến ngày 8-4, tổng số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này là 1.481 ca, trong đó có 6 ca tử vong.

Theo các nhà phân tích, làn sóng lây nhiễm dịch bệnh lần thứ hai liên quan đến các công dân Singapore quay trở về từ những "điểm nóng" Covid-19 như Mỹ, Anh và một số nước khác. Điều khiến các nhà chức trách nước này đau đầu hơn ở lần bùng phát dịch thứ 2 là sự gia tăng các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, các ca không rõ nguồn lây - thường được gọi là mất dấu F0.

Phải đối mặt với đợt bùng phát dịch lần thứ hai, Singapore lập tức áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt như: Cấm toàn bộ người từ bên ngoài nhập cảnh vào quốc gia này từ ngày 23/3 và đóng cửa tất cả các địa điểm vui chơi về đêm. Người dân Singapore cũng được yêu cầu ở nhà và chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết.

Hiện Singapore đã ban bố lệnh phong tỏa một phần, có hiệu lực từ ngày 7/4, nhằm ngăn chặn số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng. Thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi tất cả người dân hãy ở nhà và tuân thủ các biện pháp phòng dịch mới.

Đây là chia sẻ của Keshia Naurana Badalge – một công dân Singapore về những thay đổi trong cuộc sống của cô vì dịch Covid-19:

Nhật ký những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19 của một người dân Singapore: Giữ khoảng cách thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn! - Ảnh 1.

Trong suốt bốn tuần qua, các tương tác xã hội của tôi chỉ xoay quanh những cuộc gọi Facetime với bạn bè ở nước ngoài, bữa tối tại bàn ăn gia đình và thỉnh thoảng gặp gỡ vài bạn bè trong thành phố.

Thời gian này tôi thường xuyên gọi điện cho một số người bạn của tôi đến từ Barcelona, Israel, New York, Amsterdam, London, Kenya và hầu hết các cuộc trò chuyện của chúng tôi đều xoay quanh cách họ vượt qua những ngày cách ly tại nhà. 

Một điều khiến các bạn tôi ngạc nhiên đó là khi tôi nói rằng ở Singapore mọi thứ vẫn hoạt động bình thường, mọi người vẫn đi mua sắm và các nhà hàng vẫn đông khách. "Làm sao có thể như vậy được?!", các bạn luôn hỏi tôi như vậy.

Tháng 1/2020, Singapore là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus SAR-CoV-2 với số ca nhiễm cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Điều này có nghĩa là chúng tôi buộc phải bắt đầu cuộc chiến chống lại virus từ khá sớm.

Chính phủ Singapore đã công bố lịch sử dịch tễ của các trường hợp được xác nhận dương tính với COVID-19 sau đó theo dõi và thực hiện cách ly tại nhà đối với tất cả những người đã từng tiếp xúc với ca nhiễm. Bằng việc khoanh vùng cách ly, những người khỏe mạnh hoặc không thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm được phép tiếp tục cuộc sống hàng ngày tương đối an toàn.

Thế nhưng đó là câu chuyện của bốn tuần trước. Hiện nay, khi đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 lần thứ hai, chính phủ Singapore đã có các biện pháp mạnh mẽ hơn và cuộc sống của tôi bắt đầu có những sự thay đổi.

Ngày 20 tháng 3: Các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội được thắt chặt, nhưng các nhà hàng vẫn mở cửa

Sau khi chính phủ thắt chặt các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội vào ngày 20 tháng 3, rạp chiếu phim đã thưa thớt người xem, các chuỗi nhà hàng xếp bàn ghế cách nhau một mét. Tại thời điểm này, tôi vẫn có thể tới quán sushi yêu thích nếu tôi muốn, miễn là tôi giữ khoảng cách với người bên cạnh.

Tuy nhiên tôi vẫn lựa chọn ăn ở nhà để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Tôi đã gọi tới đường dây nóng của Bộ Y Tế hỏi rằng: “Tại sao chúng ta không đóng cửa các hàng quán giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới và chúng ta đang giải quyết thế nào đối với các trường hợp không có triệu chứng?”.

“Chúng ta không giống như các quốc gia khác. Singapore có các biện pháp cách ly xã hội an toàn”, người phát ngôn nói. Tôi đã phải tự trấn an bản thân rằng: "Keshia, không sao đâu. Ở bên ngoài an toàn. Chỉ cần giữ khoảng cách một mét."

Nhật ký những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19 của một người dân Singapore: Giữ khoảng cách thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn! - Ảnh 2.

Cây cầu ở Singapore vắng vẻ hôm 7/4.

Ngày 3 tháng 4: Chính phủ công bố lệnh phong tỏa một phần

Vào tối thứ Sáu ngày 3 tháng 4, chính phủ Singapore công bố đóng cửa một phần đất nước trước diễn biến dịch ngày càng phức tạp. Các cửa hàng tạp hóa, giao thông công cộng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu vẫn tiếp tục hoạt động trong khi tất cả các dịch vụ không thiết yếu được yêu cầu đóng cửa từ ngày 7/4 cho tới ngày 5/5. Nhà hàng vẫn được phép mở cửa tuy nhiên chỉ được bán đồ mang về. Các trường học cũng phải đóng cửa trong bốn tuần bắt đầu từ ngày 8/4.

Sau khi lệnh phong tỏa một phần được công bố, các thành viên trong gia đình tôi đã đi mua sắm hàng hóa và các nhu yếu phẩm cần thiết cho khoảng thời gian cách ly xã hội sắp tới. Tôi tới một khu mua sắm, đeo khẩu trang và cố giữ khoảng cách với những người xung quanh xa nhất có thể. Tôi đã ngắm nhìn khung cảnh thành phố và lắng nghe những âm thanh của cuộc sống nhiều hơn một chút bởi có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian để mọi thứ hoạt động trở lại bình thường.

Thứ hai ngày 6 tháng Tư, một ngày trước khi lệnh phong tỏa được thực hiện

Tôi đã uống một cốc cà phê buổi sáng từ quán đối diện nhà tôi lần cuối. Chủ quán cà phê nói với tôi rằng họ sẽ đóng cửa từ ngày mai.

Nhật ký những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19 của một người dân Singapore: Giữ khoảng cách thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn! - Ảnh 3.

Đường phố Singapore vắng người qua lại sau lệnh phong tỏa một phần từ ngày 7/4.

Ngày 7 tháng 4: Những ngày cách ly tại nhà ở Singapore bắt đầu

Thứ ba ngày 7 tháng 4, là ngày đầu tiên Singapore thực hiện cách ly tại nhà. Chúng tôi không được phép ra ngoài trừ các hoạt động thực sự cần thiết như mua thực phẩm, chăm sóc người già hay trẻ nhỏ. Tôi vẫn duy trì thói quen chạy bộ hàng ngày.

Tôi sống ở vùng Đông Bắc Singapore dọc theo con đường nối với đảo Coney. Mặc dù hầu hết các địa điểm đều đóng cửa nhưng những không gian công cộng như công viên vẫn cho phép các hoạt động thể dục, miễn là bạn đi một mình.

Tôi dừng ở một siêu thị mua nước uống rồi về nhà. Tôi nhắn tin cho một người bạn Nam Phi rằng: “Mình vừa về nhà. Giờ thì chuẩn bị dắt chó đi dạo.” Anh bạn tôi nhắn lại rằng: “Ở đây bọn mình thậm chí còn không được phép rời khỏi nhà hoặc dắt chó đi dạo”.

Tôi tự hỏi sẽ như thế nào nếu Singapore cũng sẽ phong tỏa đất nước nghiêm ngặt như vậy. Hiện tại tôi thực sự rất biết ơn vì điều đó đã không hoặc chưa xảy ra. Giống như những người khác, tôi chỉ có một mong muốn duy nhất đó là mọi chuyện sẽ sớm quay trở lại quỹ đạo bình thường như trước đây.

Nhật ký những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19 của một người dân Singapore: Giữ khoảng cách thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn! - Ảnh 4.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Nhật ký những ngày cách ly xã hội vì dịch Covid-19 của một người dân Singapore: Giữ khoảng cách thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO