Nhu cầu bảo vệ dữ liệu phân tán dưới dạng dịch vụ tăng cao

Minh Thiện| 23/04/2022 04:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Qua thực tế triển khai giải pháp của Veeam tại thị trường Việt Nam cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trong nước đã đẩy mạnh bảo vệ dữ liệu trong và sau đại dịch COVID-19.

DN Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu

Bắt đầu từ tháng 3/2021, Công ty cổ phần phân phối Việt Nét (VietNet) đã trở thành nhà phân phối chính thức của Veeam tại thị trường Việt Nam, Lào và Campuchia. Thông tin từ VietNet cho thấy, nhu cầu bảo vệ dữ liệu phân tán trên đa môi trường mạng đã tăng rất nhanh tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Ông Lê Tuấn Đạt, Tổng giám đốc Công ty CP phân phối Việt Nét cho biết: Trong suốt hơn một năm qua, với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tổ chức công ty khoa học, am hiểu thị trường, VietNet  đã và đang trở thành là đối tác chiến lược quan trọng của Veeam trong việc cung cấp các giải pháp hiện đại hóa sao lưu, tăng tốc cho đám mây lai (hybrid cloud), và bảo mật dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức, DN và các khách hàng của Veeam tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. 

Qua triển khai thực tế cho thấy, trong đại dịch COVID-19, nhu cầu bảo vệ dữ liệu tại Việt Nam tăng cao, đặc biệt trong khối các DN.

Nhu cầu bảo vệ dữ liệu phân tán dưới dạng dịch vụ tăng cao trong đại dịch - Ảnh 1.

Ông Lê Tuấn Đạt chia sẻ thông tin về thị trường bảo mật dữ liệu tại Việt Nam

Cloud Data Management Platform Solution của VEEAM cung cấp cho các tổ chức và DN giải pháp tiên tiến trong việc bảo vệ và phục hồi dữ liệu, ở các trung tâm dữ liệu (TTDL), ở mạng biên và cả trên đám mây (cloud).

Bên cạnh việc xác định mức giá bán phải chăng, giải pháp này còn có các đặc điểm nổi trội:

• Khả năng sao lưu linh hoạt. Bảo vệ dữ liệu của tổ chức và DN trên đa nền tảng: trên hệ thống vật lý, ảo hoá, dịch vụ SaaS, đám mây công cộng/riêng/lai hay đa đám mây (public/private/hybrid/multi-cloud).

• Giúp khách hàng tự tin triển khai các chiến lược DR (TTDL dự phòng) nhằm bảo vệ dữ liệu, là tài sản quý giá của DN.

• Khả năng khôi phục tức thời: Giúp DN vận hành liên tục và không bị gián đoạn dù có sự cố xảy ra.

• Bảo vệ đa dạng các hình thức dữ liệu đầu vào như: hệ điều hành, ứng dụng, tệp/thư mục (file/folder), máy chủ ảo hóa, hệ thống NAS….

Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, chính sách giãn cách xã hội để chống dịch khiến hoạt động làm việc từ xa, phân tán tăng đột biến. Do đó, việc đảm bảo an toàn dữ liệu ở nhiều môi trường mạng cùng một lúc trở nên cấp bách đối với hầu hết các tổ chức, DN. Điều này tạo cơ hội cho giải pháp của Veeam thâm nhập nhanh chóng và liên tục mở rộng tại thị trường Việt Nam.

Nhu cầu bảo vệ dữ liệu phân tán dưới dạng dịch vụ tăng cao trong đại dịch - Ảnh 2.

Đại diện Veeam và Việt Nét trao kỷ niệm chương cho Top 05 đối tác xuất sắc của năm

Ông Trần Trung Đông, Quản lý kênh bán hàng Veeam Software cho biết: Veeam đi đầu trong các giải pháp sao lưu, phục hồi và quản lý dữ liệu nhằm cung cấp bảo vệ dữ liệu biện đại. Công ty cung cấp một nền tảng duy nhất cho các môi trường đám mây, ảo, vật lý, SaaS… 

Khách hàng của Veeam tin tưởng rằng các ứng dụng và dữ liệu của họ được bảo vệ khỏi phần mềm tống tiền, các tác nhân gây hại và luôn có sẵn với nền tảng đơn giản, linh hoạt, đáng tin cậy và mạnh mẽ nhất trong ngành. Veeam bảo vệ hơn 400.000 khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm 81% của Fortune 500 và 70% của Global 2.000. Hệ sinh thái toàn cầu của Veeam bao gồm hơn 35.000 đối tác công nghệ, đại lý và nhà cung cấp dịch vụ, cùng các đối tác liên minh và có văn phòng tại hơn 30 quốc gia.

Bảo vệ dữ liệu phân tán tăng cao trên toàn cầu

Nhu cầu của các tổ chức, DN về các giải pháp cung cấp khả năng bảo vệ và sao lưu dữ liệu bất kể nó được lưu trữ ở đâu, dù là lõi, đám mây hay cạnh đã ngày càng tăng khi việc triển khai ứng dụng cũng tăng lên. 

Đại diện Veeam cho biết, trong năm 2021, Veeam đã tìm cách đáp ứng nhu cầu này bằng cách tăng cường các sản phẩm sao lưu Microsoft Office 365, Veeam Backup & Replication v11 và v11a. Công ty đã tăng thị phần của mình trên thị trường phần mềm bảo vệ và sao chép dữ liệu trong nửa đầu năm 2021, chiếm vị trí thị phần hàng đầu trong EMEA và LATAM. 

Veeam cũng đang tìm cách mở rộng khả năng bảo vệ dữ liệu người dùng trong các ứng dụng SaaS với sự hỗ trợ sắp tới dành cho dữ liệu SalesForce.com.

Nhu cầu bảo vệ dữ liệu phân tán dưới dạng dịch vụ tăng cao trong đại dịch - Ảnh 3.

Ông Trần Trung Đông: nhu cầu bảo vệ dữ liệu gia tăng trên toàn cầu

Năm 2021 là năm thành công nhất của Veeam với mức tăng doanh thu định kỳ (ARR) hàng năm là 27% so với năm trước (YoY). Không chỉ đạt kỷ lục về doanh thu, mà Veeam đã khép lại năm 2021 với tư cách là nhà cung cấp bảo vệ dữ liệu số 2 trên toàn thế giới, được xếp hạng là Người dẫn đầu lần thứ năm liên tiếp trong Magic Quadrant cho Giải pháp sao lưu và phục hồi doanh nghiệp năm 2021.

- Khả năng bảo vệ ransomware của Veeam trong Veeam Backup & Replication, Veeam ONE ™ và Veeam Disaster Recovery Orchestrator có mức tăng trưởng 204% so với năm trước (YoY) tiếp tục cung cấp cho khách hàng các tùy chọn khôi phục nhanh chóng, đáng tin cậy từ các cuộc tấn công mạng, với nhiều tùy chọn lưu trữ bất biến khác nhau tại chỗ và trên đám mây.

- Veeam Backup cho Microsoft Office 365 đã báo cáo tăng trưởng ARR 73% YoY cho năm 2021. Giải pháp sao lưu và khôi phục cho Microsoft 365 cho phép người dùng sao lưu an toàn đến bất kỳ vị trí nào, bao gồm tại chỗ, trong đám mây siêu tỷ lệ hoặc với nhà cung cấp dịch vụ. Với 8,5 triệu người dùng hiện đang dựa vào Veeam để bảo vệ dữ liệu Office 365 của họ, phiên bản V6 sẽ được phát hành vào đầu năm 2022.

- Hơn 450.000 người dùng đã tải xuống Veeam Backup & Replication v11 kể từ khi ra mắt vào quý 1 năm 2021. Được phát hành như là giải pháp bảo vệ dữ liệu tiên tiến cho các ứng dụng đám mây, ảo, vật lý, NAS và DN, V11 hiện cho phép các tổ chức đẩy nhanh việc áp dụng Amazon Web Services (AWS), Azure và Google trên đám mây bằng cách đảm bảo dữ liệu được bảo mật, bảo vệ và quản lý một cách đáng tin cậy trên một bảng điều khiển duy nhất.

- Lưu trữ dữ liệu trên đám mây đang thúc đẩy tăng trưởng lớn. Veeam đã chuyển hơn 500PB (0,5 EX) dữ liệu sang lưu trữ đám mây công cộng vào năm 2021, chiếm mức tăng trưởng 135% so với cùng kỳ năm trước.

- Bảo vệ dữ liệu gốc đám mây của Veeam đã báo cáo mức tăng trưởng hơn 420% so với cùng kỳ năm trước. 

Đại diện của Veeam cho biết: IDC dự kiến tổng thị trường bảo vệ dữ liệu dưới dạng dịch vụ (DPaaS) sẽ đạt mức chi tiêu 18,4 tỷ USD vào năm 2025Với bối cảnh toàn cầu hiện tại và thực tế là các DN hiện có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết để bảo vệ khỏi phần mềm tống tiền và tấn công mạng, sự tuân thủ và các quy định mới cũng như sự phức tạp của môi trường làm việc từ xa. Cơ hội thị trường thậm chí còn lớn hơn những gì đang được dự đoán"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nhu cầu bảo vệ dữ liệu phân tán dưới dạng dịch vụ tăng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO