Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốctế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giớiđương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hànhcông cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạnghoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả cácnước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. ViệtNam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợptác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá cácquan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộnghợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của cácnước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tếvà khu vực.
Ngày 11/1/2007, tiến trìnhhội nhậpkinh tế quốc tếcủa Việt Nam đã có một bước đi quantrọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaTổ chức thương mại thế giới (WTO).Đến nay, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã xây dựng được kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơcấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại, vai trò của công nghiệpđược nâng lên, khu vực thương mại, dịch vụ trở nên quan trọng và luôn tăng trưởngkhá. Kim ngạch ngoại thương tăng mạnh; một số sản phẩm xuất khẩu của nước ta đãkhẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Nền kinh tế đã thu hút được mộtlượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bước đầu tham gia vào mạng sản xuất vàchuỗi giá trị toàn cầu. Việc tiếp tục mở rộng đàm phán, ký kết các hiệp địnhthương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đòi hỏi cần tích cực chuẩn bị lựclượng để cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà khi mở cửa thị trường cho các đốitác nước ngoài.
Ký kết thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTOViệt – Mỹ
Có thể thấy, trong thời kỳ 2011 - 2015,nền kinh tế Việt Nam đã phát triển trong một bối cảnh khá đặc biệt. Kinh tế thếgiới diễn biến phức tạp, thăng trầm khó đoán định. Ngân hàng thế giới (WB), IMFhay các tập đoàn kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới cứ vài tháng lại phảiđiều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu theo hướng giảm tốc độ tăng....
Tận dụng và nắm bắt thời cơ mới
Trước bối cảnh mới, mô hình tăngtrưởng trong nước trước đây bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Thêm vào đó lànhững tác động từ tình hình thế giới, giai đoạn 2011-2015 bắt đầu khi nguy cơbất ổn kinh tế vĩ mô trở thành một thách thức, chưa kể tác động từ những sựkiện liên quan đến tình hình quốc phòng - an ninh, như vụ việc Trung Quốc hạđặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa Việt Nam.
Trong điều kiện đó, cả nước đã đồngsức, đồng lòng, ra sức khắc phục các yếu kém chủ quan, chủ động vươn lên trongkhó khăn, thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới môhình tăng trưởng, đạt được chuyển biến tích cực đáng khích lệ.
Kinh tế sau một thời gian giảm tốcđộ tăng trưởng đã từng bước khôi phục trong 3 năm qua. Năm 2015 đánh dấu bướcphát triển mới: Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, khởi sắc rõ nét với sự pháttriển nhanh trở lại của công nghiệp. Mức tăng trưởng bình quân 5 năm cao hơnmức chung của khu vực. Năng lực xuất khẩu mấy năm nay đã tăng mạnh 9 - 10% vàhơn thế trong khi thương mại thế giới chỉ tăng 3 - 5%.
Tăng trưởng kinh tế cũng thúc đẩyxóa đói, giảm nghèo và công bằng xã hội. Theo chuẩn nghèo mới ngang với chuẩnquốc tế, tỉ lệ nghèo nói chung đã giảm từ 20,7% năm 2010 xuống còn 13,5% năm2014, hay nói cách khác, trong vòng 5 năm đã có trên 6 triệu người thoát nghèo.Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung liên tục giảm. Tỉ lệ trẻ còixương giảm từ 29,3% xuống còn 24,9%. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế cũng tăng từ60% năm 2010 lên 71% dân số năm 2015. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đi học mầm nonđạt 95,0%...
Đời sống của người dân từng bướcđược cải thiện
Trên lĩnh vực thể chế kinh tế, Hiếnpháp 2013 và một loạt các luật quan trọng khác đã được thông qua, trong đó cóthể kể đến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản, Luật Đấu thầu, LuậtNgân sách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quản lí và sử dụng vốnNhà nước trong các doanh nghiệp… Tất cả đã góp phần củng cố bộ khung pháp lývững chắc giúp nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng vận hành tốthơn, thích ứng với tiến trình hội nhập quốc tế. Thách thức lúc này là thực hiệncác luật đã ban hành một cách nghiêm túc, đưa những quy định tiến bộ trong Hiếnpháp 2013 vào cuộc sống.
Việc đàm phán, gia nhập các hiệpđịnh FTA kiểu mới mang lại hứa hẹn mới trong phát triển kinh tế đất nước, gópphần vượt nhanh “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Đón bắt thời cơ mới, Việt Namđã chủ động thương lượng và ký kết các FTA với 55 nước, trong đó có cả 5 nướcthành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và 15 nước G20. CácFTA đã hoàn tất ký kết với ASEAN, EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu, TPP hay với HànQuốc mang lại cơ hội mới cho phát triển.
Đồng thời, những thách thức mới vềchất lượng tăng trưởng sẽ là một sức ép tích cực để Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽhơn, biến nguy cơ thành thời cơ mới. Chẳng hạn, tuy chỉ là thành viên có mứcthu nhập GDP/đầu người thấp nhất trong 12 nước tham gia TPP, Việt Nam có nhữnglợi thế so sánh đặc biệt mà các thành viên khác không có, nhất là trong ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động.
Các kết quả mô phỏng cho thấy trongvòng 20 năm tới TPP sẽ đóng góp thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và12% năng lực sản xuất của Việt Nam. Đó là chưa kể tới các tác động lan tỏa vàthúc đẩy lẫn nhau. Mặc dù sẽ có nhiều thách thức phải vượt qua, nhưng tác độngchung của TPP và các FTA khác đối với Việt Nam là tích cực.
Có thể thấy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gần 30 nămqua đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệhợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tế với một số tác động tích cực.
Hướng tới tăng trưởng cao hơn, bềnvững hơn
Thời kỳ phát triển mới của đất nướcđã mở ra, ở thời điểm các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm 17 nhóm chỉ tiêuvà 169 tiêu chí cụ thể cho giai đoạn 2016 - 2030 đã được các nước thống nhấttại Hội nghị các nguyên thủ quốc gia tại Liên Hợp Quốc năm 2015. Đối với ViệtNam, các mục tiêu này đã được vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn, cụthể là:
- Tăng trưởng kinh tế phải cao hơn,bền vững hơn với mục tiêu tăng trưởng trung bình 5 năm tới là từ 6,5% đến7%/năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Đây là mục tiêu không đơn giản khikinh tế thế giới còn khó khăn, cơ hội từ các FTA kiểu mới đang mở ra, nhưngnăng lực hấp thu cơ hội của nền kinh tế Việt Nam còn có hạn.
- Cùng với tăng trưởng kinh tế, phảiphát triển văn hoá, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hộivà phúc lợi xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sốngngười dân. Đó là điều kiện để đạt tới công bằng trong từng bước phát triển kinhtế.
- Bảo vệ và cải thiện môi trường,tăng cường khả năng chống chịu của đất nước trước những tác động mới của biếnđổi khí hậu toàn cầu, cũng như các tác động tiêu cực do phát triển công nghiệp,đô thị hóa và các hoạt động thiếu kiểm soát của con người gây ra.
- Bảo đảm môi trường hoà bình, ổnđịnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây là các điều kiện rất cơbản để có đời sống an lành cho người dân trong một Nhà nước pháp quyền.
Để thực hiện mục tiêu của năm 2016và 5 năm tới, cần phát huy tối đa nội lực, tranh thủ thời cơ để phát triển bềnvững, vượt qua rào cản và các rủi ro không nhỏ. Đó là các thói quen và tư duycũ không thích hợp với giai đoạn hội nhập sâu; đó là có khoảng cách giữa lờinói và việc làm, giữa các quy định và thực thi; đó là tình trạng tham nhũng,lãng phí; đó cũng có thể là các rủi ro do nền kinh tế chưa thích ứng ngay vớicác cam kết hội nhập và các biến động khó lường của bối cảnh quốc tế...