Những cô gái tình nguyện rời Thủ đô về tâm dịch Hải Dương làm nhiệm vụ

ĐH| 03/06/2021 10:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Kể từ khi Covid-19 bùng phát trên toàn quốc vào năm 2020, bên cạnh việc tiên phong hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, VPBank còn tích cực triển khai nhiều chính sách để vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên vừa duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Một người làm việc bằng ba

Công việc kết thúc lúc 9:00 tối, Bùi Thị Anh (25 tuổi), nhân viên chăm sóc khách hàng (CSKH) Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) chi nhánh (CN) Láng Hạ, trở về phòng nghỉ tại Cẩm Giàng, khuôn mặt bơ phờ. 

"Từ khi về Hải Dương hỗ trợ cấp tốc cụm chi nhánh ở đây đảm bảo kinh doanh liên tục, em và chị Thư đều đang căng mình hết sức để hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn ở đây", Anh chia sẻ.

Kể từ ngày 27/05/2021, để thực hiện các biện pháp khử khuẩn phòng chống dịch bệnh Covid-19, 3 chi nhánh gồm VPBank Hải Dương, VPBank Lê Thanh Nghị và VPBank Nguyễn Lương Bằng tạm ngừng giao dịch tại khu vực quầy dịch vụ khách hàng. Toàn bộ nhân viên làm nhiệm vụ này tại Hải Dương đều phải cách ly tại nhà theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Chiều ngày 28/05, theo sự điều phối, sắp xếp lại nhân sự của Ban Lãnh đạo VPBank nhằm phân tán rủi ro và duy trì công việc, hai nhân viên Bùi Thị Anh tại CN Láng Hạ và Hoàng Thị Bảo Thư - CN Kim Liên đã cấp tốc lên đường về vùng dịch Hải Dương, hỗ trợ cụm CN nơi đây. Nhận nhiệm vụ trong một khoảng thời gian vô cùng gấp gáp, Anh và Thư đã phải tập trung tối đa tâm trí để nhận bàn giao các tập hồ sơ khách hàng của đồng nghiệp đến tận nửa đêm để sáng hôm sau có thể bắt tay vào làm việc ngay, đảm bảo việc giao dịch thông suốt, không để khách hàng bị ngắt quãng.

Bắt đầu từ đây, lịch làm việc của hai "bông hồng" bận rộn hơn hẳn vì cùng một lúc phải bao trọn khối lượng công việc của 3 CN Hải Dương. Nếu trước đây một đơn vị giao dịch có đến cả chục nhân viên phục vụ thì nay chỉ còn hai cô gái nhỏ bé giữa một không gian rộng mênh mông. Một ngày mới làm việc Thư và Anh đều rời khỏi nhà từ 6 giờ sáng, không chậm trễ nửa giây. Dù trời nắng hay trời mưa, hai cô gái 9x lặng lẽ bên bàn phím máy tính nghiệm thu tỉ mỉ và thận trọng từng hồ sơ, từng tài liệu rồi báo cáo về Hội sở khi trên tường chiếc đồng hồ cô đơn đã chỉ 10 giờ đêm.

Những cô gái tình nguyện rời Thủ đô về tâm dịch Hải Dương làm nhiệm vụ - Ảnh 1.

Hai cô gái 9x "mở đường" vào tâm dịch trong giờ nghỉ trưa hiếm hoi trong ngày

Bảo Thư (24 tuổi) cho biết: "Những ngày đầu, toàn bộ khách hàng của VPBank tại Hải Dương đều đổ dồn về số 11 Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương khiến khối lượng công việc tăng lên gấp 10 lần. Áp lực xử lý hồ sơ quá lớn nêncơ thểrất mệt và uể oải, đến nhà em ngủ luôn chứ không muốn ăn. Tuy nhiên được gia đình, bạn bè và các anh chị lãnh đạo liên tục động viên, lại nhận được những lời cảm ơn từ người dân nên mình và chị Anh quyết tâm gạt mồ hôi, lau nước mắt để bất kỳ khách hàng nào đến giao dịch đều trở về với nụ cười trên môi".

Chị Vũ Thị Hải (Giám đốc Vùng 3 Dịch vụ khách hàng VPBank) cho biết: "Anh và Thư rất dũng cảm, nhiệt tình, về đến chi nhánh là bắt tay vào công việc ngay. Chỉ có 2 chị em nhưng các bạn ấy vẫn cố gắng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những cô gái siêu nhân xinh đẹp". Và để chia sẻ phần nào khó khăn trước mắt với nhân viên, CN Hải Dương đã bố trí thuê xe đưa đón các bạn từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại, đồng thời gấp rút xây dựng nhiều cơ chế mới để hỗ trợ nhân viên ngân hàng làm việc trong điều kiện không bình thường như dịch bệnh, thiên tai.

Hướng tới ngày chiến thắng

Về Hải Dương hỗ trợ gấp ngay sau 1 tiếng đồng hồ được thông báo, Bùi Thị Anh không kịp chuẩn bị bất cứ đồ dùng cá nhân nào. Thứ Bảy, cô lại tranh thủ vài tiếng đồng hồ ngược về Hà Nội đóng gói đồ đạc để kịp quay lại Hải Dương. "Khi sẵn sàng nhận nhiệm vụ tới vùng dịch, trong điều kiện bản thân có khả năng bị cách ly y tế, em cũng đã chuẩn bị tâm lý cho phương án xấu nhất. Trải qua các đợt dịch trước nên không hoang mang nhưng cũng không chủ quan. Ban đầu, gia đình cũng bày tỏ e ngại vì tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, nhưng rồi ai cũng hiểu, thông cảm và động viên em tập trung hết sức cho công việc", Bùi Thị Anh chia sẻ.

Từng trải qua đợt giãn cách ở Hà Nội năm ngoái nhưng trải nghiệm tại Hải Dương của hai cô bé khác hoàn toàn. Bùi Thị Anh cảm giác dịch ảnh hưởng rất nhiều bởi cứ đi một đoạn sẽ thấy các chốt kiểm dịch, rồi các dãy nhà, ngõ phốbị phong tỏa. Trên đường gần như không có người. Không khí luôn gấp gáp, khẩn trương và cẩn thận hết sức.

Những cô gái tình nguyện rời Thủ đô về tâm dịch Hải Dương làm nhiệm vụ - Ảnh 2.

Phòng giao dịch Hải Dương vẫn hoạt động hiệu quả dù chỉ có hai nhân viên

"Chúng em luôn thực hiện nghiêm túc 5K của Bộ Y tế và 10K của VPBank, hàng ngày đều ghi lại lịch trình di chuyển, bật lịch sử vị trí trên ứng dụng Bluezone. Em cũng rất hạn chế tiếp xúc với người lạ, ngoài văn phòng và khu nhà nghỉ. Mong dịch bệnh sớm hết để quay lại cuộc sống và làm việc bình thường. Trải nghiệm vùng dịch càng khiến em quyết tâm sẽ tập thể dục nghiêm túc và bài bản hơn để nâng cao sức khỏe", Thư tâm sự thêm.

Ở Anh và Thư, tinh thần vượt lên hoàn cảnh, vượt lên bản thân thực sự là nguồn năng lượng tích cực cho những người làm công việc dịch vụ khách hàng, để hướng tới mục tiêu cao cả vì niềm vui và hạnh phúc của khách hàng.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát trên toàn quốc vào năm 2020, bên cạnh việc tiên phong hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, VPBank còn tích cực triển khai nhiều chính sách để vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên vừa duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhà băng này đã ngay lập tức thành lập Ban chỉ đạo thường trực ứng phó với Covid-19 với đường dây nóng và hòm thư khẩn cấp, phân chia nhân sự các đơn vị kinh doanh để ngăn ngừa lây chéo trong nội bộ, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong các tình huống khẩn cấp.../

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Những cô gái tình nguyện rời Thủ đô về tâm dịch Hải Dương làm nhiệm vụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO