Báo chí

Những mắt xích quan trọng để vận hành cỗ máy chuyển đổi số thành công

PV 17/07/2023 22:18

Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đó là nội dung Quyết định số 348/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ngày 6/4/2023.

Xu thế phát triển của báo chí hiện đại

Chuyển đổi số báo chí sẽ trở thành xu thế tất yếu ở tất cả các cơ quan báo chí. Thực chất của báo chí chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động báo chí, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông. Nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; Làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; Đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; Tạo nguồn thu mới và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.

chuyen-doi-so-bao-chi.jpeg
Chuyển đổi số báo chí

Để chuyển đổi số thành công, điều cốt yếu là nhân lực. Nhân lực phải biết vận dụng công nghệ số vào thực tiễn, hành xử đồng bộ theo tư duy số mang tính hệ thống, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan báo chí.

Khi chuyển đổi số báo chí phụ thuộc vào nhân lực ở tất cả các khu vực khác nhau trong cơ quan báo chí: Lãnh đạo, quản lý cấp cao; Lãnh đạo, quản lý cấp trung; Quản lý cấp cơ sở; Đội ngũ cán bộ, phóng viên. Tất cả như những mắt xích quan trọng để vận hành cỗ máy chuyển đổi số. Nếu một mắt xích bị lỗi, cỗ máy sẽ vận hành ì ạch, kém hiệu quả, thậm chí không thể hoạt động.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực báo chí chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhà báo; Hỗ trợ phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí. Tuy vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực báo chí chuyển đổi số của Nhà nước là giải pháp cấp bách. Tương lai báo chí chuyển đổi số còn dài, sẽ tiến triển qua nhiều chu kỳ, chắc chắn trở thành xu thế tất yếu ở tất cả cơ quan báo chí, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một nguồn lực cho báo chí chuyển đổi số toàn diện, thực chất, bài bản. Trách nhiệm đó thuộc về các cơ sở đào tạo báo chí.

Chuyển đổi số trong đào tạo báo chí đang buộc các cơ sở đào tạo phải tư duy lại toàn bộ phương thức hoạt động của mình cũng như những sản phẩm đào tạo cung cấp cho thị trường, cho xã hội nói chung. Để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới trong bối cảnh số, các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông sẽ phải chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện. Các chương trình đào tạo báo chí cần cân bằng giữa khối kiến thức nền tảng, lý thuyết và kỹ năng thực hành. Trước khi thực hành nghề, các phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp phải được đào tạo căn bản, dần dần đào tạo nâng cao, bổ sung và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.

Trong tương lai chuyển đổi số đang dẫn dắt báo chí khai phá những tiềm năng truyền thông siêu lớn dựa trên nền tảng công nghệ tân tiến và năng lực sáng tạo vô tận của con người. Đặc biệt phối hợp gắn kết trách nhiệm chặt chẽ giữa Nhà nước - Cơ quan chủ quản -Cơ quan báo chí - Cơ sở đào tạo, bài toán “nhân lực chuyển đổi số toàn diện” cho báo chí sẽ được giải quyết, đem lại triển vọng tươi sáng cho báo chí Việt Nam.

Mô hình tòa soạn hội tụ là mục tiêu các cơ quan báo chí hướng đến

Mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (Ưu tiên các nền tảng số trong nước). 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.

100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; Phát triển các sản phẩm báo chí số; Phát triển nền tảng số; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.

Mô hình sản phẩm thông tin mới

Về phát triển các sản phẩm báo chí số, Chiến lược triển khai thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả; Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; Xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả.

Để phát triển nền tảng số, Chiến lược xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; Xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia; Nền tảng báo chí điện tử.

Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; Khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí; Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Những mắt xích quan trọng để vận hành cỗ máy chuyển đổi số thành công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO