Những ngành nghề tiềm năng với NLĐ Việt Nam muốn sang nước ngoài làm việc

Thảo Vân| 13/12/2022 07:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua, đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - chế tạo, nhà máy, công xưởng (chiếm trên 80% số lượng người đi làm việc tại nước ngoài hàng năm).

Ngoài ra, chăm sóc sức khoẻ (điều dưỡng, hộ lý làm việc tại bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi), nông nghiệp, xây dựng cũng là những ngành nghề mà các quốc gia/vùng lãnh thổ có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài.

Lao động Việt Nam luôn được người sử dụng lao động và các cơ quan hữu quan tại nước tiếp nhận đánh giá tích cực về sự chăm chỉ, cần cù, nắm bắt nhanh công việc, làm việc có chất lượng và năng suất. Tại một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, lao động Việt Nam luôn được doanh nghiệp (DN), người sử dụng lao động ưu tiên tiếp nhận hơn so với lao động nhiều quốc gia phái cử khác.

Thống kê cho thấy, trong 11 tháng đầu năm nay, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã cán mốc hơn 122.000 người, vượt kế hoạch của năm 2022 (trước đó, mục tiêu đặt ra với lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của năm 2022 là 90.000 lao động). Theo Quyết định 40/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/2/2022, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ tham gia Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. 

Quỹ do Bộ LĐTB&XH quản lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng. NLĐ đóng góp trực tiếp vào Quỹ bằng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản vào Quỹ chậm nhất 03 ngày trước thời điểm xuất cảnh hoặc chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo chấp thuận đăng ký hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh.

Với mức đóng góp này, NLĐ sẽ được hưởng và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi khi đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian tới đây, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ theo hướng có chọn lọc hơn. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ từng bước cân đối lực lượng lao động trong nước và đi nước ngoài theo hướng có lợi nhất cho NLĐ.

Những ngành nghề tiềm năng với NLĐ Việt Nam muốn sang nước ngoài làm việc - Ảnh 1.

Đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề và trang bị kỹ năng mềm cho NLĐ trước khi đi xuất khẩu lao động

Bộ cũng sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa đi nước ngoài làm việc nhằm học tập kinh nghiệm, sau này trở về phục vụ đất nước.

Được biết, hiện nay có trên 600.000 NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối lớn, khoảng 3,5 tỉ USD/năm…/.

Bài liên quan
  • Người lao động Việt Nam sẵn sàng tham gia các khóa học cơ bản về ứng dụng AI
    Phần lớn người lao động sẵn sàng tham gia các khóa học cơ bản về ứng dụng AI. Tuy nhiên, mức chi trả chủ yếu tập trung ở khoảng giá thấp, dưới 500.000 đồng. Điều này xuất phát từ nhu cầu học tập thiết thực nhưng vẫn thận trọng trong việc đầu tư cho các khóa học chi phí cao khi hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Những ngành nghề tiềm năng với NLĐ Việt Nam muốn sang nước ngoài làm việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO