Những sáng kiến của Việt Nam đã được thảo luận và thông qua tại Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp APEC

Minh Thiện| 19/05/2017 14:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Thúc đẩy sáng tạo bền vững bao trùm; Thúc đẩy liên kết sâu rộng trong khu vực; Hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa phát triển bền vững; Phát triển nông nghiệp bền vững… là những nội dung chính mà đoàn Việt Nam đưa ra tại SOM 2

Trong 2 ngày 17 và 18/5 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM 2) đã thành công tốt đẹp. Gần 200 đại biểu, gồm các quan chức cao cấp đại diện 21 nền kinh tế thành viên, Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Ban Thư ký APEC quốc tế… đã tham dự Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: “Kể từ sau Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) tại Nha Trang tháng 3/2017, các thành viên APEC đã có những bước tiến quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch công tác của các ủy ban, nhóm công tác, góp phần triển khai bốn ưu tiên của hợp tác APEC năm 2017. Trong 9 ngày qua, khoảng 40 hoạt động của các uỷ ban và nhóm công tác đã rà soát kết quả và đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới. Trong bối cảnh đó, Hội nghị SOM 2 có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết, chuẩn bị nội dung, báo cáo lên Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại của APEC sẽ diễn ra vào những ngày tới”.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc

Tại Hội nghị, trong vai trò Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) năm 2017, Việt Nam đã thông báo kết quả Hội nghị ABAC tại Xê-un, Hàn Quốc từ 26 – 29 tháng 4. Nổi lên là sự ủng hộ của các đại biểu tham dự Hội nghị đối với việc tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư mở.

Cuộc họp cũng đã nghe báo cáo kết quả làm việc của các nhóm công tác APEC trong khuôn khổ ba ủy ban: Kinh tế (EC), Thương mại và Đầu tư (CTI) và Điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (ECOTECH). Trên cơ sở đó, các quan chức cao cấp đã trao đổi bốn nhóm nội dung ưu tiên của APEC trong năm 2017.

Về liên kết kinh tế khu vực, Hội nghị đã thảo luận việc xây dựng và triển khai Khuôn khổ rà soát kế hoạch thuận lợi hoá thương mại; Khuôn khổ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới; các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định thương mại khu vực (FTAs/RTAs) cũng như việc thực hiện Tuyên bố Li-ma về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP); vai trò của APEC trong ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và Hội nghị Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 11; cũng như các biện pháp thúc đẩy hợp tác APEC về tạo thuận lợi cho các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối chuỗi cung ứng, hài hoà chính sách…

Toàn cảnh phiên khai mạc

Về vấn đề tăng trưởng, các quan chức cao cấp đã rà soát việc triển khai các Kế hoạch hành động của từng thành viên về cải cách cơ cấu; tiến độ triển khai xây dựng Báo cáo kinh tế APEC 2017 về chủ đề cải cách cơ cấu và phát triển nhân lực.

Liên quan doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), Hội nghị đã nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo đối với quá trình xây dựng Chiến lược MSME xanh, bền vững và sáng tạo, dự kiến trình lên các Bộ trưởng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của APEC vào tháng 9 tới tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các đại biểu gặp gỡ, trao đổi tại Hội nghị

Các quan chức cũng thảo luận những tiến triển trong hợp tác về an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, Hội nghị ghi nhận tiến triển trong xây dựng hai văn bản định hướng trong lĩnh vực này gồm: Kế hoạch hành động về phát triển thành thị - nông thôn để củng cố an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững, và Kế hoạch hành động về an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững và biến đổi khí hậu.

Đoàn Việt Nam đã tham gia, đóng góp tích cực và trình bày những sáng kiến quan trọng, trong đó có đề xuất về bảo đảm phát triển bao trùm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội. Đoàn Việt Nam cũng báo cáo kết quả của Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số; hội thảo về đô thị hóa...

Các đại biểu tham dự SOM 2

Đồng thời, đoàn Việt Nam đã thông báo với các thành viên về tiến độ chuẩn bị cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng thời gian tới, gồm Đối thoại chính sách về du lịch bền vững vào tháng 6/2017 tại thành phố Hạ Long, Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vào tháng 9/2017 tại Cần Thơ, Đối thoại về phụ nữ và kinh tế vào tháng 9/2017 tại thành phố Huế.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Những sáng kiến của Việt Nam đã được thảo luận và thông qua tại Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp APEC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO