Nông dân thị xã Tân Châu chủ động tìm nhiều giải pháp thích nghi, không cần "giải cứu nông sản" trong mùa dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp

Nghiêm Túc – Văn Phô | 13/04/2020 11:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân ở nhiều địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Trước thực tế này, nông dân trên địa bàn thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang không ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước "giải cứu" nông sản, thì bà con đã chủ động tích cực sản xuất, tìm nhiều giải pháp để thích nghi, ứng phó, với hy vọng năng suất tiếp tục đạt cao, chất lượng nông sản được đảm bảo, để tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra trong mùa dịch hiện nay.

Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu một số loại nông sản phụ thuộc thị trường nội địa và Trung Quốc đã giảm xuống. Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã Tân Châu, việc sản xuất của nông dân vẫn ổn định. Khắp các cánh đồng, nông dân vẫn lạc quan, tích cực sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, với hy vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi, giá cả nông sản sẽ tăng trở lại; hoạt động thương mại, giao thương vẫn đảm bảo.

Hiện nay, ngoài cây lúa, các loại rau màu khác, bà con đã chủ động hơn trong khâu tiêu thụ, cụ thể như cây ớt. Đây là loại cây được nông dân trồng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và bán tại thị trường nội địa.

Khi dịch bệnh xảy ra, Trung Quốc đóng cửa biên giới, việc xuất khẩu ớt gặp khó khăn. Không còn tâm lý trông chờ và ỷ lại vào nhà nước, nông dân trên địa bàn thị xã đã thu hoạch ớt, mang đi phơi khô, dự trữ để chờ giá. Đây là cách làm sáng tạo nhằm giảm bớt phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ.

Cụ thể, hiện nay những hộ trồng với số lượng nhiều ở Cồn Liệt Sĩ (xã Tân An) bà con đã thuê nhân công hái và tiến hành phơi khô để tạm trữ, chờ giá. Với cách làm trên, giá ớt trên thị trường đã tăng trở lại so với tuần trước. Cụ thể, loại ớt trái lớn của công ty Chánh Phong bán hạt giống, giá trên thị trường tăng từ 8.000 đồng/kg lên 10.000 đ/kg (ớt tươi), so với trước, giá ớt tăng 2.000đ/kg.

Nông dân thị xã Tân Châu vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 1.

Nông dân Cồn Liệt sĩ - xã Tân An, thị xã Tân Châu vào mùa hái ớt.

Nông dân thị xã Tân Châu vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 2.

Nông dân xã Tân An, thị xã Tân Châu phơi ớt khô dự trữ chờ giá

Những ngày qua, tại khu vực biên giới Vĩnh Xương, Phú Lộc, bà con nông dân vẫn cần mẫn bám đồng ruộng để sản xuất cùng với áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa dịch Covid-19. Nông dân Văng Công Nhàn cho biết: "Hiện đang canh tác 02 hecta lúa, thuộc diện ngoài đê bao (ấp Phú Quý, xã Phú Lộc) đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Hiện nay chúng ta đang thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, mọi người không nên ra đường khi không có việc thực sự cần thiết để phòng chống dịch Covid- 19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. 

Tuy nhiên, công việc của người nông dân chúng tôi không thể dừng được, nếu lúa mà không chăm sóc thường xuyên thì sâu, rầy sẽ tấn công, dẫn đến năng suất chất lượng sẽ rất thấp. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, khi từ nhà đi đến ruộng và trong suốt quá trình lao động, chúng tôi đều tuân thủ các quy định, khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế, chủ động đeo khẩu trang, không tập trung đông người, thường xuyên rữa tay,… để phòng, chống Covid-19."

Nông dân thị xã Tân Châu vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 3.

Nông dân khu vực biên giới Vĩnh Xương đeo khẩu trang đi thăm ruộng và được Tổ công tác Biên phòng đo thân nhiệt và tuyên truyền ý thức phòng chống dịch

Nông dân thị xã Tân Châu vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 4.

Nông dân khu vực vùng biên giới thăm đồng, bón phân lúa trong mùa dịch

Ngoài chủ động sản xuất cây lúa, trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những nông dân chuyên sản xuất giống cá tra, nay đã chuyển sang nuôi trồng các đối tượng thủy sản khác (có thị trường tiêu thụ tốt hơn) như: cá lăng nha, cá hú, cá điêu hồng, cá trạch lấu, thát lát cườm, cá lóc, cá rô... Đây là những loài cá tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa.

Riêng đối những hộ nuôi cá thịt, ngoài việc bán cho các chợ trong và ngoài tỉnh, nông dân còn bán cho các cơ sở chế biến để làm khô, mắm. Vì vậy đến nay việc tiêu thụ các loài thủy sản trên địa bàn chưa đến mức cần "giải cứu". Những năm gần đây, trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhờ đa dạng hóa đối tượng nuôi nên khi cá tra gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, các đối tượng thủy sản khác vẫn có thị trường tiêu thụ tốt.

Ngoài nuôi cá, bà con nông dân ở các xã như: Tân An, Long An, Vĩnh Hòa, Phú Lộc còn nuôi lươn, nuôi ếch, từ đó đã giảm thiểu được rủi ro, bà con vẫn có thu nhập trong lúc dịch bệnh. Hiện nay, giá bán của các loại thủy sản vẫn giữ được mức ổn định, do nhu cầu của người dân tăng cao, nông dân có lợi nhuận. 

Riêng mặt hàng lươn nuôi của bà con tại khu vực biên giới, giá bán tốt hơn so với trước đây. Hiện nay, thông tin được lan truyền trên internet rất nhanh, bà con nông dân theo dõi rất sát tình hình, cũng như những diễn biến lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19. Từ đó nông dân chủ động hơn trong sản xuất đạt hiệu quả.

Nông dân thị xã Tân Châu vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 5.

Nông dân Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu thu hoạch xoài keo

Nông dân thị xã Tân Châu vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 6.

Nông dân Cồn Vĩnh Hòa thu hoạch củ sắn (củ đậu)

Những năm gần đây, cùng với chính quyền địa phương, nông dân trên địa bàn thị xã đã cùng nhau đi vào làm ăn hợp tác thông qua mô hình hợp tác xã kiểu mới, để sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt hơn, giúp người nông dân giảm đi nỗi lo về khâu tiêu thụ. Các hợp tác xã trên địa bàn được quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, các dịch vụ phục vụ sản xuất được chú trọng. Bằng hình thức liên kết với doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm, góp phần làm cho sản xuất đạt hiệu quả hơn.

Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục nâng chất các hợp tác xã trên địa bàn. Ngoài cây lúa, sẽ vận động nông dân hợp tác trên đối tượng cây xoài, rau màu xuất khẩu. Việc làm này nhằm gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ. Có như vậy thì việc tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp trên địa bàn thị xã mới sớm đạt hiệu quả cao hơn.

Trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, ngành Nông nghiệp thị xã Tân Châu khuyến cáo nông dân trên địa bàn, ngoài việc duy trì sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực, cần quan tâm việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ, gắn với việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản đầu ra, góp phần nâng cao đời sống kinh tế gia đình nông dân trong mùa dịch bệnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Can nhiễu trên tần số 125KHz gây ảnh hưởng tới việc vận hành chìa khóa thông minh
    Các sự cố can nhiễu trên tần số 125KHz đã gây ra ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng chìa khóa thông minh (smartkey) của ô tô, xe máy tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Nông dân thị xã Tân Châu chủ động tìm nhiều giải pháp thích nghi, không cần "giải cứu nông sản" trong mùa dịch bệnh Covid-19 diễn tiến phức tạp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO