Chuyển động ICT

Phát triển kinh tế số đảm bảo thực hiện tốt 8 lĩnh vực

Nhật Minh 15:26 17/07/2023

Bộ TT&TT tập trung ưu tiên thúc đẩy phát triển 8 lĩnh vực: Bưu chính; Viễn thông; Chuyển đổi số (CĐS); Kinh tế số (KTS); An toàn thông tin (ATTT); Công nghiệp công nghệ thông tin (ICT); Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.

Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định số 1263/QĐ-BTTTT về Chương trình hành động của Bộ TT&TT tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đối với việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Tạo sự đột phá trong việc thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam”

Theo đó, Bộ TT&TT hướng đến việc tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, theo phương châm hành động “Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá”.

Đồng thời, đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ TT&TT, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi cao nhất. Đặc biệt, chú trọng đến sự phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp (DN) công nghệ số, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam”.

Hơn nữa, văn bản là sự thể hiện mạnh mẽ vai trò kiến tạo, điều phối của Bộ TT&TT theo tinh thần đồng hành cùng DN, lấy DN làm đối tượng phục vụ; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện.

ktssss.jpg

Để đảm bảo cho các mục tiêu nêu trên, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các yêu cầu cần đảm bảo, trong đó có việc rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, nhất là các nhiệm vụ: Hỗ trợ phát triển DN, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, tài nguyên thông tin; hỗ trợ kinh tế tư nhân tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển KTS, xã hội số; đẩy mạnh, nhanh CĐS DN dựa trên các nền tảng số, tạo hệ sinh thái DN số trong các ngành, lĩnh vực.

Đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 100.000 DN công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện CĐS quốc gia.

Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu đạt 7%; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; đưa DN công nghệ số đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam”.

08 lĩnh vực tập trung thực hiện, phát triển

Bên cạnh việc cụ thể hoá các mục tiêu để thực hiên, văn bản yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đối với 08 lĩnh vực: Bưu chính; Viễn thông; CĐS; KTS; ATTT; Công nghiệp công nghệ thông tin (ICT); Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.

Theo đó đối với lĩnh vực bưu chính đảm bảo phải trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển Chính phủ số (CPS), KTS và xã hội số.

“Đảm bảo Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu theo đánh giá xếp hạng của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) vào năm 2025; đến năm 2025, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân; 100% điểm phục vụ có người phục vụ và có kết nối Internet để hỗ trợ việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử...”, văn bản yêu cầu.

Đối với lĩnh vực Viễn thông đảm bảo đến năm 2025, chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 8-10%/năm, hướng tới mục tiêu doanh thu 25 tỷ USD; 100% xã, phường, thôn, bản có kết nối mạng băng rộng cố định; 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu; Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi Internet sang IPv6.

Đảm bảo đạt một triệu tên miền quốc gia “.vn” chiếm tối thiểu 60% tên miền sử dụng ở Việt Nam; Việt Nam đứng thứ nhất ASEAN, thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu Châu Á, nhóm 20 - 30 nước dẫn đầu thế giới về tên miền…

Đối với lĩnh vực CĐS chuyển từ Chính phủ điện tử (CPĐT) sang CPS, thực hiện sứ mệnh đưa mọi hoạt động kinh tế - xã hội lên môi trường số, toàn dân và toàn diện. Quy mô thị trường ứng dụng CNTT đạt 25 - 30 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng 20-30%/năm…

Đặc biệt, đạt tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; số lượng giao dịch qua Nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt 860 triệu giao dịch; tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của CQNN đạt 100%...

Cũng cụ thể như các nội dung trên, ở lĩnh vực ATTT đảm bảo đến năm 2025, tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp ATTT mạng do DN Việt Nam sản xuất đạt 100%; Tỷ lệ doanh thu nội địa/nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ an toàn an ninh mạng đạt tối thiểu 70%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN Việt Nam đạt từ 20%/năm. Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU.

Cũng để Việt Nam phát triển, tạo ra nền KTS, XHS bền vững văn bản yêu cầu: Kinh tế số đảm bảo đóng góp vào 20% GDP vào năm 2025, 30% vào năm 2030, trong đó tỉ trọng kinh tế số của từng ngành, lĩnh vực chiếm 10%.

Tạo hơn nữa cho kết quả lĩnh vực công nghiệp ICT, mục tiêu đến năm 2025: Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 6-6,5%; cả nước có 80.000 DN công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động; Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước đáp ứng trên 50% nhu cầu của cơ quan nhà nước; cả nước có tối thiểu 8 địa phương có doanh thu công nghiệp công nghệ số đạt trên 1 tỷ USD; thu hút đầu tư từ nước ngoài vào công nghiệp công nghệ số đạt 25 tỷ USD.

111.png
Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 100.000 DN công nghệ số.

Đến năm 2030: Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực công nghiệp công nghệ số vào GDP Việt Nam đạt từ 7 - 8%; Cả nước có 100.000 DN công nghệ số; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước đáp ứng trên 70% nhu cầu của cơ quan nhà nước; Cả nước có tối thiểu 10 địa phương có doanh thu công nghiệp công nghệ số đạt trên 1 tỷ USD; thu hút đầu tư từ nước ngoài vào công nghiệp công nghệ số đạt 30 tỷ USD.

Đối với lĩnh vực Thông tin, tuyên truyền đảm bảo đến năm 2025, tăng trưởng doanh thu hàng năm lĩnh vực in từ 5 - 5,5%, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước có ngành công nghiệp in phát triển khu vực Đông Nam Á.

Đến năm 2027, tỷ lệ game do Việt Nam sản xuất và phát hành chiếm từ 30%-40% trên tổng số game online được thẩm định, cấp phép phát hành. Doanh thu ngành công nghiệp game online trong nước từ 12,500 tỷ lên 21.800 tỷ đồng.

Đến năm 2030, 75% hộ gia đình cả nước sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể nêu trên, văn bản nêu ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực. 

Đặc biệt, đối với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân, yêu cầu các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các bộ, ngành, trung ương và địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Nghị quyết số 45/NQ-CP của Chính phủ và các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân./.

Bài liên quan
  • Sự phát triển của kinh tế số thế giới và cơ hội của Việt Nam
    Kinh tế số đã trở thành một phần ngày càng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây. Thế giới trở nên kết nối hơn, các công ty và chính phủ đang tìm kiếm những cách thức mới để tận dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả và tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển.
  • Kinh tế số là động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế
    “Kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải dựa vào kinh tế số (KTS). KTS phải trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
  • Phát triển kinh tế số ở Estonia và gợi mở chính sách cho Việt Nam
    Estonia được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy, lan tỏa chuyển đổi số và có nền kinh tế số thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Việc xây dựng thể chế chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy đã giúp cho nền kinh tế số của Estonia có sự phát triển nhanh chóng.
  • Thanh niên với phát triển kinh tế số, xã hội số
    Theo Nghiên cứu của Đại học Tufts (Mỹ), Việt Nam đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ số hóa. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành nền kinh tế số, xã hội số.
  • Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế số
    Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, tập trung hợp tác về chuyển đổi số (CĐS), kinh tế số.
  • Đầu tư liên tục, mạnh mẽ vào hạ tầng ICT để tăng trưởng trong nền kinh tế số
    Tại sự kiện MWC Barcelona 2023, Huawei cùng các nhà khai thác, các đối tác trong ngành và các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, thảo luận về "Cách thức hướng tới Thế giới thông minh".
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển kinh tế số đảm bảo thực hiện tốt 8 lĩnh vực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO