Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Nhật Hạ| 13/08/2020 10:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, ngày 12/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với chủ đề “Đại dịch và các Thách thức đối với hòa bình bền vững”.

Phiên họp có sự tham dự của Ngoại trưởng Indonesia, Estonia, Nam Phi, Quốc vụ khanh Đức, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, nguyên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và đại diện các nước thành viên HĐBA.

Các đại biểu tham dự nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng riêng lĩnh vực y tế mà tác động sâu sắc, rộng khắp và ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, tại các khu vực và các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột, đại dịch làm trầm trọng hơn nguồn gốc của xung đột như nghèo đói, tị nạn, bất ổn xã hội, khủng hoảng nhân đạo; đe dọa đảo ngược các tiến trình xây dựng hòa bình, an ninh và phát triển khu vực. Nhiều đại biểu cho rằng quá trình ứng phó với đại dịch là một cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế và sự thống nhất trong hệ thống Liên Hợp quốc – một trong những ưu tiên trong quá trình cải tổ Liên Hợp quốc  hướng đến hòa bình bền vững, kết nối ba trụ cột về an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Ảnh 1.

Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc ngày 12/8/2020 (Ảnh: Nhật Hạ)

Phát biểu tại cuộc họp, các nước đánh giá cao việc HĐBA thông qua Nghị quyết 2532 với yêu cầu đình chiến ngay lập tức ở tất cả các khu vực trong chương trình nghị sự của HĐBA, góp phần hiện thực hóa Lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc về ngừng bắn toàn cầu; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và trách nhiệm chung trên cơ sở chủ nghĩa đa phương trong cuộc chiến chống Covid-19; kêu gọi cách tiếp cận có sự tham gia của toàn hệ thống, từ trụ sở Liên Hợp quốc đến các phái bộ trên thực địa, từ các tổ chức khu vực, tiểu khu vực cho đến khu vực tư nhân và các bên liên quan để có thể củng cố các tiến trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trong bối cảnh đại dịch.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chia sẻ những tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 đến mọi mặt đời sống nhất là ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột trên thế giới, đe doạ đến những tiến triển đạt được trong tiến trình xây dựng hòa bình và khiến tình hình nhân đạo tại các khu vực này trở nên tồi tệ hơn.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng có hệ lụy đa chiều cần có những giải pháp toàn diện; do đó, ở cấp độ quốc gia, cần sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, củng cố thể chế, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác, trong đó cần dành sự quan tâm, hỗ trợ đến các nhóm dễ bị tổn thương như người già, phụ nữ và trẻ em. Ở cấp độ toàn cầu, cần thúc đẩy các nỗ lực hợp tác đa phương.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 12/8/2020 (Ảnh: Nhật Hạ).

Trên cơ sở đó, Việt Nam hoan nghênh việc HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2532 về ứng phó với Covid-19 và Lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc về ngừng bắn toàn cầu; đồng thời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia trong bối cảnh đại dịch. Phó Thủ tướng đề cao vai trò của các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong việc hỗ trợ các quốc gia; cho rằng sự tham gia và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống LHQ đóng vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá cam kết xây dựng nền hòa bình và phát triển bền vững.

 Chia sẻ kinh nghiệm của ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực và cho biết trong cuộc chiến chống Covid-19, Indonesia và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã huy động sức mạnh chung của Cộng đồng nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả người dân, vực dậy nền kinh tế và không để những tác động của đại dịch ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực. Cho rằng "cuộc chiến chống Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định cam kết của Việt Nam và kêu gọi tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để cùng nhau ứng phó thành công với đại dịch.

Ngày 1/7/2020, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 2532 với 15/15 phiếu thuận với nội dung chính nhằm kêu gọi các bên xung đột ngừng tham chiến để tạo điều kiện cho hỗ trợ và tiếp cận nhân đạo, ứng phó với đại dịch và ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của TTK LHQ Antonio Guterres.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO