Phục hồi dữ liệu là gì và tại sao nó lại quan trọng

Thanh Hương, Trương Khánh Hợp| 12/11/2018 19:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp cần có chính sách khôi phục dữ liệu và cách quản lý mất dữ liệu

data protection

Dữ liệu là một trong những vũ khí mạnh nhất mà một doanh nghiệp có được. Nó cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về nhân viên, khách hàng, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Nó được thu thập từ một loạt các nguồn và có thể tạo ra hoặc phá vỡ thành công của một công ty.

Nhưng thế giới dữ liệu đã trở nên khó thu thập hơn trong vài năm qua và đáng chú ý nhất là sự ra đời của Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) vào đầu năm nay, bộ luật yêu cầu doanh nghiệp chỉ được thu thập thông tin cần thiết cho chiến lược kinh doanh của mình.

Một phần quan trọng của GDPR là các quy định về việc bảo vệ dữ liệu khỏi tin tặc và khôi phục dữ liệu nếu xảy ra thiệt hại. Nếu dữ liệu của tổ chức của bạn bị đánh cắp hoặc rơi vào tay kẻ xấu, bạn có thể phải trả một khoản tiền rất lớn và thông báo cho Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO) ngay khi bạn được biết về tổn thất.

Dữ liệu là một tài sản quan trọng đối với công ty mà nó thuộc về (và dĩ nhiên là người liên quan đến nó). Dữ liệu của công ty có thể mất nhiều năm – có khi là cả thập kỷ - để thu thập. Nếu dữ liệu đó bị mất, đó không chỉ là một vấn đề lớn cần phải giải quyết mà đó còn là một thiệt hại rất lớn về giá trị của công ty. Nếu bạn chưa có giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu, bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu xem xét đầu tư vào chúng.

Theo Clutch, 58% doanh nghiệp không chuẩn bị cho việc mất dữ liệu, 60% doanh nghiệp bị vi phạm dữ liệu buộc phải đóng cửa sau sáu tháng dữ liệu được báo cáo là mất và 29% trường hợp hỏng ổ đĩa cứng là do tai nạn.

Khi mất dữ liệu là một sự cố phổ biến, điều quan trọng là doanh nghiệp của bạn phải chuẩn bị cho điều đó và cách tốt nhất để thực hiện là triển khai hệ thống khôi phục dữ liệu để lấy lại thông tin của bạn.

Điều gì có thể gây ra mất dữ liệu?

Phần cứng hỏng/ngừng hoạt động là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự cố mất dữ liệu, với 47% người trả lời khảo sát gần đây trích dẫn. Các thảm họa môi trường, cúp điện và lỗi của con người cũng được nhấn mạnh là những tác nhân quan trọng đóng góp vào sự xuất hiện của mất dữ liệu.

Cho dù là máy tính của bạn đã trở thành nạn nhân của phần mềm độc hại hay một nhân viên vô tình xóa một số tệp quan trọng hay máy tính xách tay của bạn bị đánh cắp, tất cả đều dẫn đến một hậu quả vô cùng khốn khổ: dữ liệu không thể thay thế biến mất vĩnh viễn và năng suất bị đình trệ trong tương lai gần. Thảm họa mất dữ liệu có khả năng tạo ra các tình huống nguy hiểm cho bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào.

Phục hồi dữ liệu là gì?

Phục hồi dữ liệu là quá trình thu hồi hoặc khôi phục dữ liệu từ bất kỳ phương tiện lưu trữ nào sau khi mất dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, khôi phục dữ liệu bao gồm một tập hợp các phương pháp được sử dụng để lấy lại dữ liệu hoặc thông tin bị mất.

Quá trình khôi phục dữ liệu có thể được áp dụng cho các tình huống bao gồm: vô tình xóa tệp, ổ đĩa cứng hoặc định dạng máy chủ lỗi, lỗi cài đặt lại ứng dụng hoặc lỗi khởi động hệ thống.

Tỷ lệ mất dữ liệu cao mà người dùng công nghệ gặp phải cho thấy bạn nên cân nhắc các tùy chọn khôi phục dữ liệu trước khi sự cố xảy ra. Như các số liệu thống kê ở trên cho thấy, nếu một vụ tai nạn là không thể tránh khỏi, hãy lên kế hoạch trước. Hãy suy nghĩ về phục hồi dữ liệu như là một biện pháp bảo vệ và xây dựng một kế hoạch khả thi phù hợp. Nhiều người dùng thừa nhận rằng mình đang áp dụng một cách tiếp cận quá bình thường cho việc sao lưu những dữ liệu quý giá, ngay cả khi họ đã có những dự định tốt nhất.

Tùy thuộc vào bản chất của tình huống, có hai phương pháp phục hồi dữ liệu phổ biến có sẵn để hỗ trợ việc khôi phục của bạn: sử dụng phần mềm phục hồi dữ liệu hoặc thuê chuyên gia trong các dịch vụ phục hồi dữ liệu.

Dịch vụ khôi phục dữ liệu thường được khuyên dùng khi phần mềm khôi phục dữ liệu không hoạt động hoặc việc dữ liệu bị hư hỏng quá phức tạp đến mức cần phải có sự tham gia của chuyên gia phục hồi dữ liệu chuyên ngành.

Thời gian và tiền bạc là hai yếu tố có khả năng quyết định phản ứng của bạn đối với thảm họa mất dữ liệu. Mặc dù tùy chọn phần mềm có thể là một cách tiếp cận hiệu quả về chi phí trong ngắn hạn nhưng nó có thể không có khả năng giải quyết tất cả các vấn đề của bạn và bạn có thể cần phải tham khảo một dịch vụ chuyên nghiệp sau đó.

Cách khôi phục dữ liệu

Nếu bạn nghi ngờ mất dữ liệu xảy ra, hãy đảm bảo bạn tuân thủ chiến lược khôi phục đã được lên kế hoạch của mình trước đó. Đưa ra quyết định về việc nên áp dụng phần mềm chuyên dụng hay tham khảo ý kiến ​​chuyên gia và nếu bạn chọn tùy chọn đầu tiên, hãy đảm bảo bạn biết mình đang làm gì trước khi làm hư hại thêm dữ liệu.

Phần mềm phục hồi có khả năng sửa chữa các tệp dữ liệu, cơ sở dữ liệu, phương tiện lưu trữ và phân vùng bị hỏng, hy vọng nó cũng trả về dữ liệu bị mất đến đúng vị trí của nó.

Có rất nhiều chương trình phục hồi dữ liệu miễn phí có thể hỗ trợ phục hồi dữ liệu bị mất của bạn như Recuva, Puran File Recovery hay Disk Drill,…, nhưng mặc dù các chương trình như vậy có thể hữu ích, bạn bắt buộc phải thử nghiệm trước. Kiểm tra xem phần mềm bạn lựa chọn có hợp pháp và được đánh giá đáng tin cậy không trước khi áp dụng nó trên dữ liệu bị mất của bạn.

Trong một số trường hợp, dữ liệu bị mất không thể phục hồi được bằng cách chỉ sử dụng phần mềm khôi phục. Phục hồi dữ liệu phức tạp đòi hỏi kiến thức chuyên ngành và tốt nhất là nên để điều này cho các chuyên gia và liên hệ với dịch vụ phục hồi dữ liệu để được tư vấn. Tất nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí và thời gian chết, nhưng nếu dữ liệu đó đáng giá, nó có thể là lựa chọn duy nhất – mặc dù đau đớn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Phục hồi dữ liệu là gì và tại sao nó lại quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO